BỎ TÚI 4 ĐIỀU NÀY NẾU BẠN SẮP TRỞ THÀNH MỘT TÂN SINH VIÊN

BỎ TÚI 4 ĐIỀU NÀY NẾU BẠN SẮP TRỞ THÀNH MỘT TÂN SINH VIÊN

Published by ftunews2 on

0 0
Read Time:4 Minute, 5 Second

(FTUNEWS) – Cánh cổng đại học cuối cùng cũng mở ra trước mắt bạn như kết thúc có hậu của một câu chuyện cổ tích? Tuy nhiên, đừng vội mừng vì cuộc sống đại học không chỉ có màu hồng, nhất là đối với một sinh viên năm nhất. Cùng FTUNEWS bỏ túi 4 điều sau để “sống sót” qua năm đầu tiên ở đại học nhé!

  1. Đừng ngủ quên trong chiến thắng

Đỗ đại học là thành quả lớn nhất với chúng ta sau mười hai năm “dùi mài kinh sử”, và bạn có quyền tự hào về điều đó, nhưng đừng để bản thân bị cuốn vào niềm vui quá nhiều và phút chốc trở thành kẻ ngủ quên trong chiến thắng. Bạn vẫn còn nhớ câu chuyện về chú ếch ngồi đáy giếng chứ? Thế giới đại học rất rộng lớn, giống khoảng trời mà chú ếch kia thường nhìn qua miệng giếng vậy. Có thể bạn đỗ đại học với số điểm 27, thế nhưng không ít kẻ cùng trường đạt 28, 29 điểm, hay đừng vội tự tin khi nắm trong tay bằng IELTS 7.0, những cậu bạn cùng lứa cũng có thể đạt 7.5, hay 8.0 đấy. Vì thế, nếu bạn có nghe ai đó nói câu: “Học đại học nhàn lắm” hay “Cứ xả hơi đi” thì đừng ngần ngại mà hãy phản kháng lại ngay nhé! Hãy tự hỏi trong lúc bạn còn đang say sưa với giấc mộng hào quang ấy thì những người bên cạnh bạn đã cố gắng hết sức và học được những gì rồi?

1.1

  1. Đừng quen dần với thất bại

Năm lên 2, bạn òa khóc vì cú ngã đầu đời, không sao, bên cạnh bạn vẫn còn bố mẹ dang rộng vòng tay dắt bạn đi từng bước. Lên đại học, bạn quen dần với cuộc sống tự lập, và việc một mình đối mặt với thất bại là điều tất yếu. Tuy nhiên, đừng biến việc chấp nhận thất bại trở thành thói quen, lúc này, câu thành ngữ “thất bại là mẹ thành công” hẳn chẳng còn đúng nữa, mãi tự trách mình vì một lỗi sai không phải là điều nên làm khi gặp khó khăn nhưng quá dễ dãi với bản thân lại là một sai lầm tai hại. Vì thế, hãy đặt ra những điều luật thật nghiêm khắc với bản thân, và nhớ rằng không có thất bại nào lớn hơn việc không biết làm chủ chính mình.

  1. Học cách mở rộng các mối quan hệ

Nếu trường THPT như một cái ao làng, thì đại học lại là một con sông lớn – bạn không thể tự mình bơi ngược dòng nước nếu là một chú cá đơn độc. Hãy học cách hòa nhập với bạn bè ở trường, đôi khi họ không chỉ là một phần tử trong các mối quan hệ xã hội của bạn, mà còn là chỗ dựa tinh thần khi bạn gặp khó khăn, hay chính là “người thầy” giải đáp các thắc mắc trong học tập của bạn nữa đấy! Đừng quên mở rộng các mối quan hệ tiềm năng trong xã hội, vì chúng là một chuỗi những mắc xích nối với nhau, biết đâu bạn sẽ giải quyết được vô số kể những vấn đề về công việc trong tương lai nhờ vào các mối quan hệ này thì sao?

1.3

  1. Cân bằng giữa việc chơi và việc học

“Work hard, play hard” – câu slogan này sẽ chẳng bao giờ cũ với sinh viên Việt Nam nhỉ! Không nên quá chú tâm biến bảng điểm của bạn thành tờ giấy trắng tinh với những con A nối nhau tít tắp vì đại đa số các nhà tuyển dụng nói rằng họ đánh giá những ứng viên có bảng điểm hoàn hảo không cao bằng những ứng viên có kinh nghiệm dày dặn. “Chơi” ở đại học không được định nghĩa là sự sao nhãng khỏi việc học, “chơi” ở đây là biết dấn thân vào những hoạt động và sự kiện ở trường: lên đại học có đầy đủ phong trào, từ Đoàn Hội đến các Câu lạc bộ, cuộc thi học thuật,…đây là cơ hội để bạn trau dồi thêm kĩ năng đấy, đừng ngại mà không thử nhé!

Tạm kết: Tiếp xúc với môi trường mới, con người mới, thử thách mới, việc vấp ngã là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, điều quan trọng là sau khi vấp ngã bạn biết đứng dậy và học được những gì, để khi đến những năm sau này của đại học, bạn tự tin vỗ ngực mình và nói: “Năm nhất, tớ đã làm được rất nhiều điều!”

Như Quỳnh

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %