[FTUShine2015] Câu chuyện những bản nhạc bị ma ám

[FTUShine2015] Câu chuyện những bản nhạc bị ma ám

Published by FTUNEWS on

0 0
Read Time:7 Minute, 50 Second

(FTUNEWS) – Âm nhạc luôn là liều thuốc tinh thần cho tâm hồn con người. Nhưng liệu tất cả có đều là thuốc bổ hay còn một số bài hát ẩn chứa liều thuốc độc gây nên nguy hiểm âm thầm. Cùng FTUNEWS tìm hiểu về một số bài hát "ma ám" như vậy nhé!

1. Bài hát "chết chóc" mang tên GloomySunday…

Tháng 12/1936, cảnh sát bắt đầu điều tra vụ tự tử của một thợ giày. Trước khi chết, ông để lại một thư tuyệt mệnh, trong đó trích dẫn vài câu trong ca khúc "Ngày chủ nhật u sầu” (Gloomy Sunday). Nhiều năm sau đó, ca khúc này liên quan trực tiếp đến cái chết của hơn 100 người, trong đó có chính tác giả Rezső Seress và người yêu cũ của ông. Tháng 1/1968, Rezso nhảy lầu từ cửa sổ căn hộ của mình nhưng không chết. Sau đó, tại bệnh viện, người nhạc sĩ bất hạnh đã treo cổ để tìm đến sự giải thoát cuối cùng.

Tác giả Gloomy Sunday

2. Chú chuột Mickey và đoạn nhạc kỳ lạ

Có một đoạn phim Mickey bị ma ám, nhạc nền ở đây chỉ nghe được tiếng nện phím đàn piano (tầm 1' rưỡi), sau đó toàn là tiếng xì xèo (như lúc TV mất tín hiệu). Khi Leonard Maltin kiểm tra lại đoạn phim, ông còn nhận ra rằng…nó đã kéo dài thêm 7 phút lẻ 4 giây. "Sau khi chuyển sang màu đen, nó cứ như thế cho đến phút thứ 6 rồi quay lại cảnh Mickey đi bộ. Thay vì tiếng piano, lần này chỉ có tiếng thều thào nghe như tiếng khóc gào vọng vang. Đến khi tiếng động không còn rõ ràng và ồn hơn, hình ảnh bắt đầu biến đổi. Gương mặt u buồn của Mickey thì chầm chậm nhếch mép cười. Phút thứ 7, tiếng thều thào chuyển thành tiếng thét, mặt Mickey bắt đầu rời ra, mắt chảy dài xuống cằm trong khi miệng kéo lệch sang bên trái."

Đoạn phim Mickey bị ma ám

Sau khi xem xong, anh nhân viên lập cập đi ra, mặt xanh xao, nhắc đi nhắc lại 7 lần: "Cả đời chưa từng chịu đựng điều này" trước khi giật súng của bảo vệ và tự bắn mình. Theo Leonard Maltin tiết lộ là về khung đoạn cuối cùng, nó còn có một dòng chữ tiếng Nga: "Những con mắt Địa Ngục kéo khán giả vào trong".

3. I got a boy (IGAB)]

Đầu năm 2010, khi Joong Chin nghe thử bản demo ballad (1 trong 6 bản demo để ghép nhạc cho IGAB) của nữ nhạc sĩ người Đức Alice Nicoly, anh đã khá hài lòng. Tối hôm đấy, Joong Chin về khuya, thấy cậu con trai đã ngủ, anh đeo headphone cho cậu bé nghe bản ballad kia với ý nghĩ giúp cậu thư thái và dễ chịu. Sáng hôm sau, con trai Joong Chin mất tích, xác cậu bé được tìm thấy trên đường cao tốc gần đó. Khi xem lại camera giao thông, người ta thấy cậu bé tự lao vào ô tô, điều kì lạ là trên ngực cậu có vết rạch bằng dao hình biểu tượng phát xít. Sau một tuần điều tra, người ta phát hiện chính bố nhạc sĩ Alice là người làm ra thứ âm thanh kì lạ, có bước sóng chỉ tai trẻ em nghe được và chèn nó vào bản nhạc. Ông đã tự sát tại nhà riêng khi cảnh sát tìm đến. Được biết, ông từng làm trong cục phát triển vũ khí tối mật của Hitle hồi thế chiến thứ 2, và âm thanh kia chính là một dạng gây ảo giác nhằm thực hiện một loạt các hành vi được sắp xếp trước theo các nốt nhạc.

I Got A Boy (SNSD)

Mọi việc tưởng như lắng xuống cho đến cuối năm 2012, SM quyết định khôi phục dự án IGAB và cho SNSD comeback. Bài hát được lọc bỏ phần âm thanh quái đản kia, phần nhạc ballad được giữ lại và đem ra để quay MV. Trong quá trình quay MV có rất nhiều điều kì lạ như mắt Yuri tự nhiên bị sưng, rồi bóng đèn bị nổ nhiều lần, cả 2 quay phim đều bị tai nạn… Rùng mình hơn cả, người ta phát hiện rất nhiều cảnh quay ứng với bản ballad kia xuất hiện bóng của một cậu bé. Đặc biệt hơn, ở 1 góc cạnh lề đường còn xuất hiện dòng chữ nhỏ bằng tiếng Đức "Những nốt nhạc mở ra con đường xuống Địa Ngục". Sau đó, người ta phải cắt tất cả các đoạn MV ứng với bản Ballad và MV rút ngắn còn 5 phút 4 giây như bây giờ.

4.Tuổi Hồng Thơ Ngây

 Có nhiều thông tin cho rằng, đây là tác phẩm của một nam sinh viên năm 4 Đại học Bách Khoa Hà Nội, tên thật là Nguyễn Trung Kiên, người Tây Bắc. Khi biết người yêu đi lấy chồng, anh về phòng (tầng 4 -KTX) trong tâm trạng buồn bã và viết ra bài thơ "Tuổi hồng thơ ngây", sau đó gieo mình từ tầng 4 xuống.

KTX ĐH Bách khoa Hà Nội

Một người bạn của anh tìm thấy bài thơ trên, sau đó được nhạc sĩ Thanh Tùng phổ nhạc. Người bạn đó năm sau gặp tai nạn bất ngờ, tuy không chết nhưng bại não. Nhân kỷ niệm một năm sau ngày mất, để tưởng nhớ bạn, Hương (bạn tác giả) cũng hát bài này với tiếng đệm đàn của Tuấn Anh. Tối đó, hai người bị xe tải cán chết đầy khó hiểu. Còn căn phòng nơi anh tự sát được gọi là căn phòng ma ám hay nhạc ma ngân trong đêm. Nhiều sinh viên năm nhất dọn vào đó, đêm đầu tiên, khi đang ngủ mơ màng bỗng thức giấc bời tiếng guitar "Tuổi hồng thơ ngây" nghe âm u như vọng từ cõi âm về. Khi mở mắt thì thấy bóng một người bay qua cửa sổ. Về sau không ai dọn tới đó, tiếng đàn giữa đêm cũng không còn ngân nga nữa.

Minh Thái (Tổng hợp)

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %