Khi Thầy Cô Làm Marketer

Khi Thầy Cô Làm Marketer

Published by Hồng Ngoan on

0 0
Read Time:3 Minute, 36 Second

(FTUNEWS) – Đã qua rồi một thời bên đống sách! Cầm smartphone, thầy cô em nghiên cứu thị trường.

Nhà nghiên cứu insight

Thầy cô ngày nay luôn dành nhiều công sức cho việc khám phá thế giới nội tâm đầy phức tạp của những đứa con “nhất quỷ nhì ma”. Những nhà marketer này luôn theo dõi những status đầy tâm trạng để “gỡ rối” cho khúc mắc mà chính học trò của mình chưa thể nhận ra. Một dòng trạng thái “đá xéo” người yêu cũ cũng đủ để bạn nghe một bài giảng về tình yêu vị tha vào sáng hôm sau. Một status “hận đời” chính là tiền đề cho một bài giảng về giá trị sống hay sứ mệnh tồn tại của con người.

Không những tạo ra được sự tương tác hai chiều giữa người truyền đạt và người tiếp thu, việc tìm hiểu insight, đánh đúng tâm lý của học trò chính là bước đệm quan trọng giúp giáo dục di chuyển tiệm cận hơn với cuộc sống. Không còn là tiểu sử của một phát minh khoa học hay của một nhân vật nào xa xôi, bài học hôm nay là “câu chuyện tình tôi”, là mớ rắc rối học trò đang đối mặt và trải qua mỗi ngày.

Chiến lược truyền thông “kiểu mới”

Những cách “chiêu dụ” học trò của thầy cô ngày nay không còn là con cào cào be bé hay cái kẹo xinh xinh mà là chuyện mà chuyện về các “soái ca”, là nỗi buồn của “em gái mưa” hay dòng status “đá xéo” công khai của những hotface được lồng ghép một cách đầy dụng ý trong đề thi hay giáo án. Quá trình “đời hóa” bài học mang tính hàn lâm bằng những vấn đề được giới trẻ quan tâm chính là phương án hữu hiệu giúp các “nhà sư phạm marketer” thu hút học trò ngay cả trong những tiết học có sự xâm nhập của “virus gây mê”.

Bên cạnh việc thiết kế những giáo án thu hút, các nhà marketer trong môi trường giáo dục còn hướng đến xây dựng hình ảnh “thầy cô là người bạn, trường học là ngôi nhà”. Cách phối đồ theo phong cách Hàn Quốc, một caption đậm chất ngôn tình hay một portfolio xinh lung linh đúng chuẩn YOLO, … chính là cách thầy cô “quan hệ công chúng” với học trò của mình. Đằng sau một tấm ảnh selfie hay một dòng trạng thái “xéo xắt” của thầy cô mà đám học trò thường hay đùa là “sống ảo” chính là sự nỗ lực công phu đưa khoảng cách thế hệ về điểm cực tiểu, tạo cảm tin tưởng, sẻ chia. Bởi lẽ, nhìn thầy cô, học trò như đang thấy chính mình.

Chênh vênh trong biến động thị trường

Lấy học trò làm trọng tâm giáo dục, các thầy cô không những phải chạy đua với kiến thức biến đổi từng ngày, mà còn phải cập nhật những diễn biến tâm lý của đám học trò “sớm nắng, chiều mưa”. Đi dạy đến cả đời, mà học trò thì cứ mỗi thời mỗi khác. Đứng trên bục giảng không phải là nói những gì mình có, mà là truyền tải những gì học sinh cần. Hành trang hôm nay của thầy cô không chỉ là những trang sách thơm mùi mực, mà là những chiếc máy “GPS tâm lý” cực nhạy giúp nhà sư phạm xác định nhu cầu thiết yếu vốn dĩ rất khác biệt của mỗi gương mặt học trò.

Đằng sau những đề thi lấy chất liệu showbiz, hay những phát ngôn “tuổi teen” của người thầy, người cô, là câu chuyện của những nhà giáo yêu nghề, yêu trò muôn thuở. Nếu các marketer thương mại luôn mong muốn để lại trong tâm trí khách hàng định vị của cả doanh nghiệp thì điều thầy cô mong muốn gửi trao nơi học trò duy chỉ có hai chữ “khắc” và “ghi”. Khắc sâu trong tâm trí những bài học, và ghi mãi trong tim dáng cô thầy.

Lan Trinh

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %