“Riêng Tư” – Quyền, Hay Vẫn Chỉ Là Cái Tên?

“Riêng Tư” – Quyền, Hay Vẫn Chỉ Là Cái Tên?

Published by Hồng Ngọc on

0 0
Read Time:4 Minute, 12 Second

(FTUNEWS) – Tôi biết tên bạn, và kết quả thi đại học của bạn đang hiển thị trên màn hình máy tính của tôi. Bạn hỏi về quyền riêng tư, tôi thản nhiên trả lời: Có hàng tá cái tên “Nguyễn Văn A”, “Nguyễn Thị B”, chắc gì tôi biết đâu là bạn?

Nói chuyện điểm số …

Ngôn ngữ là một nét văn hóa tồn tại theo quy luật tiếp biến, tiếp nối và biến đổi. Có chăng cũng vì thế, mà những chữ “riêng tư”, “bảo mật” cũng được “lài léo” thành những ý nghĩa kiến bất cứ ai cũng phải trầm trồ. Trước lời cáo buộc vi phạm quyền riêng tư, họ có thể dõng dạc nói rằng, mỗi học sinh được nhà trường cung cấp một mã dò điểm duy nhất, có hàng chục người trùng tên, phải biết đúng số báo danh mới xác định được bảng điểm đó là của người nào.

Tất nhiên, đó chỉ là lý thuyết.

Thực tế là mã số xem điểm trường học cung cấp cho mỗi học sinh chỉ khác nhau vài số đuôi. Tất nhiên, học sinh hoàn toàn có thể biết được kết quả học tập của đứa bạn cùng lớp chỉ sau vài thao tác mò số đuôi theo danh sách lớp. Thực tế là không quá khó để thí sinh hiểu được cấu trúc của số báo danh, đâu là mã tỉnh, đâu là mã huyện và đâu là mã trường để “truy lùng” đích danh người bạn xấu số. Kẻ điểm thấp bị bàn tán đã đành, người điểm cao vẫn không khỏi liên can: “thi Văn kiểu gì mà 9.75?”

… Nghĩ về quyền riêng tư

Câu chuyện về điểm số chỉ là một mảnh ghép rất nhỏ trong thế giới chúng ta đang bị cầm tù bởi sự thất lạc của quyền riêng tư. Mạng xã hội cam kết, chỉ mình chủ tài khoản mới xem được nhật ký hoạt động của mình, thế nhưng, bạn thích trang nào, quan tâm đến sự kiện nào, hay bình luận ở bất cứ status nào, newsfeed của những người bạn trong friendlist đều được cập nhật đầy đủ. Với Mailtrack, nhận được mail, dù bận hay không muốn nói chuyện với người gửi thư đến mấy, người ta cũng phải trả lời ngay.

CCTV giờ đây không còn là những chiếc camera bảo vệ người ta một cách công khai, mà trở thành những những “con chíp” ẩn mình cực kì tinh vi, có khả năng theo dõi nhất cử nhất động của người khác trong chính không gian riêng tư của họ. Ám ảnh bị theo dõi theo ta từng phút từng giây, để rồi mỗi khoảnh khắc trôi qua, nếu không muốn làm trò cười cho thiên hạ, thì con người ta phải tự đeo cho mình một lớp mặt nạ. Không chỉ dừng lại ở đó, rất nhiều vụ lừa đảo, thậm chí giết người đã xảy ra vì thông tin riêng tư của con người không được bảo mật.

Hữu danh vô thực là do đâu?

Chuyện công khai điểm số nói riêng và những thông tin cá nhân nói chung không phải là một đề tài mới, và bản thân mỗi người khi bị tiết lộ những bí mật của riêng mình ắt hẳn không thể không sinh ra phức cảm phiền toái, bực dọc, thậm chí tuyệt vọng và dẫn đến tự kết liễu cuộc đời. Thế nhưng, câu hỏi về quyền riêng tư vẫn còn bỏ ngỏ bởi rất nhiều nguyên nhân, trong đó căn nguyên của vấn đề chính ở chỗ: chúng ta luôn thích chen chân vào cuộc đời của người khác. Cho đến một ngày sự quan tâm được đồng nghĩa với tính nhiều chuyện.

Ba mẹ coi việc đọc nhật ký của con cái là chuyện bình thường. Thế nhưng, họ quên mất sự quan tâm quá mức đó có thể khiến đứa con nói dối ngay cả trong nhật ký. Bạn bè cho rằng xem điểm số của nhau chẳng có gì to tát. Tất nhiên, họ cũng vô hình chung tạo ra áp lực so kè đứa này với đứa nọ trong môi trường giáo dục. Nếp nghĩ này ăn sâu vào tâm trí người ta đến một lúc nào đó thấy một bài báo kêu ca về quyền riêng tư, ta cũng tặc lưỡi cho qua, mặc kệ thiên hạ. Vụ Facebook “đánh cắp thông tin” của người dùng dậy sóng không lâu, bão tan, sóng lại yên, biển lại lặng: Thôi thì, có sao đâu!

Điều quan trọng ở đây không phải là những đòi hỏi cải cách như thế nào, cũng chẳng phải là những bài báo lên án ra sao, mà phải bắt đầu thay đổi nhận thức của con người về sự tôn trọng quyền được riêng tư của những người xung quanh.

Lan Trinh

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %