Thương mại điện tử – Cái ao lớn hút tiền doanh nghiệp Việt

Thương mại điện tử – Cái ao lớn hút tiền doanh nghiệp Việt

Published by ftunews2 on

0 0
Read Time:4 Minute, 7 Second

(FTUNEWS) – Thời gian qua, thị trường thương mại điện tử chứng kiến sự phát triển như vũ bão của những ông lớn và cả không ít cái “chết yểu” của các doanh nghiệp thiếu tiềm lực. Nhìn chung, thương mại điện tử đang là một trong những lĩnh vực hứa hẹn, thu hút nhất và sẽ còn tiếp tục chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt hơn nữa. Hãy cùng FTUNEWS tìm hiểu xem điều gì đang chờ đợi doanh nghiệp Việt trong cái “ao lớn” này nhé!

Mảnh đất vàng đối với nền kinh tế

Thương mại điện tử bắt đầu thâm nhập vào thị trường Việt Nam từ năm 2012, khi giới trẻ dần hứng thú với trào lưu mua hàng qua mạng. Mỗi năm qua đi, người ta lại trông chờ vào sự vươn mình mạnh mẽ của thị trường ảo mà không ảo này.

Trên thực tế, Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng cho sự phát triển của thương mại điện tử. Năm 2016, theo số liệu mới nhất từ Tập đoàn Nghiên cứu thị trường EuroMonitor International, số người dùng Internet ở Việt Nam được dự báo sẽ đạt 43 triệu người, chiếm 40% dân số, trong đó, sẽ có đến 60% người dùng smartphone có thói quen mua sắm qua thiết bị di động và 95% người tìm kiếm thông tin về sản phẩm – đây đều là những con số nằm trong top đầu ở châu Á. Và với tỉ trọng ngày càng tăng cao của thương mại điện tử trên cán cân với thương mại truyền thống, “cái ao” thương mại điện tử cũng mở ra nhanh chóng, hấp dẫn rất nhiều “con cá”, cả lớn lẫn bé chiếm lĩnh thị phần.

 hình 1

Doanh nghiệp vừa và nhỏ – đâu là lối thoát?

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng đủ tiềm lực để có thể trụ lại “mảnh đất” này. Năm 2015 chứng kiến sự ra đi của những cái tên đã từng được gửi gắm rất nhiều hy vọng như beyeu.com của IDG Ventures Việt Nam (giữa tháng 11/2015), foodpanda.vn của Rocket Internet (đổi chủ ngày 08/12/2015), deca.vn do công ty cổ phẩn Quảng cáo trực tuyến 24h đầu tư (ngày 31/12/2015) và đặc biệt, không thể không kể đến sự kiện Alibaba thâu tóm Lazada với giá một tỷ đô la Mỹ ngày 11/04/2016 vừa qua. Điều đáng chú ý là những sàn thương mại điện tử có quy trình hoạt động khá ổn định này đều phải đóng cửa giữa lúc các ngành hàng liên quan đang phát triển nóng và dự báo sẽ càng tăng trưởng nhiều hơn nữa. Vậy có chăng, đấy chỉ là sự nóng “ảo”?

hình 2

Câu trả lời là hoàn toàn không. Nguyên nhân thật sự của những cái “chết yểu” này đến từ nhiều khía cạnh, trong đó nổi bật lên là 5 yếu tố cơ bản: mô hình kinh doanh thiếu sự khác biệt, chỉ đơn thuần là “mô hình bán nước bọt trực tuyến”; chiến lược phát triển ít nhiều còn đi theo lối mòn, dựa trên chủ đầu tư và đơn vị chủ quản đã từng thành công trước đó; sự cạnh tranh khốc liệt giữa hằng hà sa số người bán, nhất là những ông lớn bán lẻ truyền thống với bề dày kinh nghiệm, sức mạnh tài chính và thị phần; hàng xách tay ngày càng được ưa chuộng và phát triển nhanh chóng; và đặc biệt hơn cả, cuộc chơi về tài chính dài hạn như thế này không phải chỗ cho những nhà đầu tư chỉ có trong tay chưa tới 1 triệu Đô la.

Thực tế cho thấy, trên thị trường Việt Nam hiện nay, FPT và Tiki, cùng những tên tuổi khác, vẫn đang rất thành công và cho tốc độ phát triển rất nhanh tại sàn giao dịch thương mại điện tử, nhờ những chiến lược kinh doanh riêng và số vốn khủng để thực hiện thành công những chiến lược đó. Hay một ví dụ đáng chú ý hơn là Amazon khi phải đến năm thứ 8 hoạt động, mới bắt đầu hòa vốn và đạt được lợi nhuận thật sự. Do vậy, với sự tăng trưởng không ngừng của các “đại gia” như Vingroup, FPT, GFG, Tiki, hay thậm chí có thể tính thêm Thế giới di động, thì giới doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ phải rất đau đầu để đưa ra quyết định liệu có nên đặt chân vào “vũng bùn” mà các “tiền bối” đi trước đã sa lầy và thất bại hay không.

hình 3

2016 liệu sẽ là năm chứng kiến sự bùng nổ tiếp tục của các trang thương mại điện tử, hay trở thành một năm đốt tiền mà vẫn không đem lại lợi nhuận? Câu trả lời nằm ngay chính trong tiềm lực của doanh nghiệp.

Lan Anh

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %