Đậm đà hương vị ngày Tết ba miền

Published by sieuquantri on

0 0
Read Time:3 Minute, 50 Second

Nét đặc trưng dễ nhận ra của mâm cỗ đất Bắc ngày tết đầu tiên phải kể đến bánh chưng xanh ăn kèm với dưa hành. Đặc biệt, những món ăn hợp với tiết trời se lạnh như thịt nấu đông,canh măng càng không thể thiếu. Ngoài ra, còn có những món ăn cổ truyền đặc sắc khác như món mọc, bóng nấu thập cẩm, xôi gấc, lòng gà nấu miến… Mỗi món ăn đều được trình bày đẹp mắt và chứa đựng trong đó một ý nghĩa riêng. Xôi gấc với màu đỏ tươi tượng trưng cho những điều may mắn sẽ đến trong năm mới. Thịt đông với phần trong như thạch mang ý nghĩa an lành, thanh khiết, các thành phần trong món ăn gắn kết với nhau thể hiện ước mong gắn bó đoàn viên. Món gà luộc lại mang trong đó khát khao nhiều phúc lộc, vạn sự khởi đầu may mắn. Nhiều địa phương phía Bắc còn có món ăn đặc trưng cho từng vùng miền như lạp xường hun khói ở Đồng Văn (Hà Giang), bánh chưng Tày của dân tộc Tày ở Lạng Sơn, Cao Bằng, chè kho ở Bắc Trung Bộ… là những món không thể thiếu bày trên bàn thờ lễ gia tiên đêm giao thừa.

So với miền Bắc, mâm cỗ ngày Tết ở miền Trung, miền Nam có đôi nét khác biệt. Do thời tiết nắng nóng nên mâm cỗ trong các gia đình miền Trung và miền Nam thường xuất hiện những món ăn nguội.

Khác với người dân miền Bắc, món ăn ngày xuân của người miền Trung tuy nguyên liệu đơn giản nhưng cách làm không kém cầu kì, tinh tế như tôm chua, dưa món, nem chua, tré, gỏi tai heo…. Riêng tại Huế, món ăn truyền thống Tết, dù dung dị đến đâu, vẫn là những mỹ vị cao sang, đẹp và thơm ngon không kém các món cung đình nhờ được chế biến công phu và tinh tế. Người miền Trung thường gói cả bánh chưng và bánh tét nhân dịp tết. Để “chống ngấy”, những món này thường ăn kèm với dưa món. Tùy theo khẩu vị của từng vùng mà phương pháp làm có thể khác nhau. Nguyên liệu thường dùng có củ kiệu, su hào, cà rốt, củ cải trắng, ớt đỏ, đu đủ…  Dưa món phải được làm trước Tết độ một vài tuần lễ cho các nguyên liệu ngấm với mắm, đường. Dưa món ngon là khi nhìn thấy nước mắm trong vắt, củ cải trắng, cà rốt đỏ… vẫn giữ màu sắc tươi tắn và có độ giòn, vị ngọt, mặn… khi ăn.

alt

Tết với người miền Nam thường không thể thiếu món thịt kho tàu. Thay cho bát canh bóng ở xứ Bắc là món canh khổ qua dồn thịt với ý nghĩa xua tan đi những điều không may trong năm cũ (khổ qua) và đón những hạnh phúc đủ đầy trong năm mới. Đĩa thịt heo luộc, gỏi ngó sen, dưa giá, củ kiệu cũng không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết nơi đây. Đặc biệt, Tết miền Nam có sự hiện diện của những khoanh bánh tét tròn thay cho chiếc bánh chưng vuông vức và món dưa kiệu đi cùng. Tùy theo vùng miền, ta có thể bắt gặp bánh tét nhân đậu xanh, nhân đậu xanh thịt heo hoặc bánh tét nhân chuối. Đặc biệt, còn có loại bánh tét thập cẩm với đủ vị phong phú: trứng, tôm khô, lạp xưởng, hạt sen, thịt giò, trứng bắc thảo, đậu phộng, nấm đông cô trộn với nhân đậu xanh. Ở miền Tây bánh tét phong phú hơn với bánh tét ngũ sắc, bánh tét lá dứa, bánh tét gấc… Mâm ngũ quả ngày Tết nơi đây thường đầy đủ các sản vật phong phú chốn miệt vườn, nhưng thông thường vẫn có sự góp mặt của 5 loại trái mãng cầu, sung, đu đủ, dửa, xoài.  Tên năm thứ trái cây đó ghép lại sẽ được một điểu mong ước cho năm mới “Cầu sung túc vừa đủ xài”.

Ngày xuân đến, còn gì ấm áp, hạnh phúc hơn khi được dịp quây quần đoàn tụ bên nhau chuẩn bị cho mâm cỗ Tết, cùng dâng lên bàn thờ gia tiên những món ăn đậm đà phong vị truyền thống dân tộc. Nhân dịp xuân về, FTUNews chúc bạn có một mùa xuân sum vầy ấm áp tình thân, tràn đầy hạnh phúc cùng gia đình bên mâm cơm sum họp nhé!

Ánh Hồng

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *