Chân ngắn, đường dài, trái tim không mỏi
(FTUNEWS) – Gửi anh chị – những chiến sĩ Truyền thông “lớn tuổi” của Nhà Cú một – cái – ôm – siết – chặt!
.
.
.
“Gửi em, những chiến sĩ Truyền thông trẻ tuổi của Nhà Cú một cái – ôm – siết – chặt!” có lẽ là câu nói mà rất nhiều thế hệ FTUNEWS – er nhận được khi lần đầu tiên chính thức đặt chân vào ngôi nhà này. Đi một chặng đường dài, ở vạch cuối cùng, không phải là anh chị, mà chúng em gửi lại một chiếc ôm, siết chặt.
.
.
.
.
.
Em gọi anh chị là những người chân ngắn đi một chặng đường dài không phải để nói về độ dài của đôi chân. Hồi tất cả chúng ta vẫn còn mười tám, đi đường nào chẳng thấy đường dài, bước ngõ nào không thấy đôi chân mình ngắn lại. Chúng mình bước vào FTUNEWS mỗi độ tháng 8 về, như dừng chân trú mưa ở một ngôi Nhà nhỏ giữa hai chữ Ngoại thương rộng lớn. Hồi đó mình dù không hiểu cho tròn vành hai chữ “Truyền thông”, không yêu thiết tha việc suốt ngày cặm cụi bên màn hình máy tính, không hiểu rõ ràng hàng tá thông số phức tạp đến nhức đầu của một chiếc máy ảnh, vậy mà vẫn chọn FTUNEWS và yêu nó bằng cả sự dũng cảm của một đôi chân ngắn: non nớt, chập chững và dễ vấp ngã.
Hồi còn năm nhất, em vẫn thường nghĩ ba năm sống ở Nhà thật ra rất đơn giản, nhưng khi mới dừng chân ở chặng kế cuối của năm hai, em đã biết ba năm thật sự rất dài. Dài bằng những vấp ngã, sai lầm; dài bằng những nỗ lực, cống hiến; dài bằng những thất bại; dài bằng những thành công; dài bằng những giận hờn; dài bằng yêu thương trọn vẹn. Đôi chân ngắn bước đi trên một đoạn đường dài, đôi chân càng ngắn lại. Bởi hồi đó anh chị đo chiều dài đôi chân bằng những non nớt của tuổi trẻ, còn bây giờ lại đo bằng thời gian của những người sắp xa hai chữ “sinh viên”. Mà ai lớn lên lại chẳng phải đi xa?
.
.
.
.
.
.
.
.
.
Chị Thùy Minh lúc gửi gắm ba điều chị rút ra được khi ở Nhà, đã tâm đắc nhắn: “Lời “thương” có thể khiến ai đó cảm thấy ngại ngùng hoặc điêu ngoa, nhưng nó không đắt tiền và không gây hại. Vậy nên đừng ngại mà nói lời thương, vì ở một vài thời điểm, nó sẽ là chiếc khăn ủ ấm con người mới mắc mưa Sài Gòn.” Cũng vì kì vọng hai tiếng “gia đình” nên đã chọn FTUNEWS, sau ba năm, từ một cô bé năm nhất rụt rè lên làm Chủ nhiệm, chị Minh đã có thể định nghĩa tròn đầy hai chữ chị tin mong ngày ấy. Chị bảo, FTUNEWS với chị trong ba năm vừa là niềm vui, vừa là nỗi buồn. Vui vì đôi lúc thấy những đứa nhỏ dù mệt nhoài vẫn gắng động viên nhau “qua hết mùa trăng”, nhưng buồn vì FTUNEWS là một mảng kí ức xám về người chị thương.
.
.
Dù thế nào, chị ơi, chúng em tin khi nhắc về Nhà, dù vui hay buồn, chị cũng sẽ nở nụ cười, phải không chị?
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
Đó là cái tên chị Hoàng Oanh đặt tên cho tình yêu của mình với Nhà. Chị bảo mình “vẫn còn nhiều điều chưa làm được cho các em nhỏ”, nhưng với em, cũng giống như bốn chữ “trong trẻo trọn tâm”, chị đã dành những điều tốt đẹp nhất cho Nhà. Nhà là nơi chị thuộc về, nhà là nơi cho chị “lóc khóc ỉ ôi” vì một mùa Shine, được trưởng thành qua mùa “Club Fair” kế tiếp. Để rồi, sau tất cả chị lớn lên và lại ngồi nghe những đứa em đi sau mình khóc cho chị nghe, nói cho chị hiểu về những khó khăn chị từng trải qua. Vậy là:
.
.
.
“Ngoại thương tuy nhỏ bé chật hẹp nhưng lại đa dạng hoá vô cực khiến người ta dễ lạc lắm, vậy nên tìm được một nơi với những người giống mình, quý mến và giúp đỡ, cùng mình trưởng thành là điều đáng trân trọng nhất”.
.
.
.
.
.
Anh Xuân Trường có thể được coi là một trong những người được yêu mến nhất Câu lạc bộ vì tính tình hiền lành, lại tâm lí và thương yêu em út. Nếu được tặng anh một biệt danh, em sẽ tặng anh ba từ: “thần giữ người”. Nói vậy là bởi không dưới ba người vì được anh động viên mà tiếp tục đi chặng đường dài với FTUNEWS. Không phủ nhận sự chuyên nghiệp, lớn mạnh của một Câu lạc bộ Truyền thông duy nhất Trường Đại học Ngoại thương và là đơn vị truyền thông sinh viên hàng đầu Thành phố Hồ Chí Minh, anh Xuân Trường vẫn nhẹ nhàng gửi gắm: “Công việc thì phải hoàn thành, tuy nhiên khi công việc mệt mỏi quá, hãy để Câu lạc bộ đơn thuần là Câu lạc bộ!”.
.
.
Với anh, Câu lạc bộ là những người có cùng sở thích, đơn giản là vậy, nếu thấy công việc quá mệt mỏi và áp lực, hãy để sở thích của mình lên tiếng.
.
.
.
.
.
.
.
Khác với các anh chị K53 còn lại, chị Đan Linh bắt đầu vào FTUNEWS khi đã là sinh viên năm hai. Với em, việc quyết định đặt tâm huyết của mình để vào CLB khi đã tròn một năm học là cả một sự dũng cảm. Thế nên em tin Nhà mình đã khiến chị yêu lắm, thương lắm. Chị Đan Linh bảo có hai điều khiến chị tự hào về FTUNEWS: “muối” và “những cái ôm”.
Chị cười: “FTUNEWS là một trong số ít tập thể mà chị thấy đồng điệu về khiếu hài hước, tụi em tung hứng hoặc trả lời bình luận cái kiểu nhiều khi chị cười muốn xỉu! Ngoài mấy fanpage trên mạng thì không có nhiều người chung tần số gây cười với chị như Nhà mình đâu!”. Đặc biệt hơn, từ khi vào nhà mình, chị Đan Linh bỗng dưng thấy mình thèm… những cái ôm. Đúng thật là Nhà mình có văn hóa ôm nhau.
.
.
.
.
Không biết là ôm nhau vì gì, cứ mỗi lần ôm và được ôm là mệt mỏi lại biến đâu mất hết.
.
.
.
.
.
.
.
.
Chị Thùy Dương – cô gái điểm A của các môn học và cũng là một người chị điểm A khi vẫn ở lại với các em để làm Phó ban tổ chức của chương trình In Your Eyes – cuộc thi được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2017. Khi chia sẻ về công việc Truyền thông, chị nói: “Cái công việc mang tính chất “làm dâu trăm họ” như này đôi lúc gặp phải rất nhiều trở ngại, phản hồi tiêu cực, thậm chí là xích mích ngay trong nội bộ, có những lúc chỉ muốn “ném hết tất cả để mà đi”, nhưng cũng chính nhờ vậy mà mọi người hiểu nhau hơn, biết thông cảm cho nhau hơn, biết kìm cái tôi của mình lại, và sau cùng thì đã hoàn thành rất tốt công việc của mình”. Thế nên với chị, dù công việc có khó khăn cỡ nào cũng nhớ câu: “It’s worth it!”. Vì đằng sau là một gia đình, mà người nhà thì đâu chỉ dạy công việc Truyền thông. Ở FTUNEWS, ngoài viết, chụp ảnh và design, đôi khi các anh chị lớn còn chỉ bảo em mình làm sao để… viết khóa luận đạt điểm cao!
Vì đằng sau là một gia đình, mà người nhà thì đâu chỉ dạy công việc Truyền thông.
.
.
.
.
.
.
.
.
Vẫn ở lại Câu lạc bộ cho đến năm ba nhưng chị Bích Nguyệt không tham gia nhiều vào các hoạt động bonding. Tuy nhiên tất cả những công việc phía sau chị đều theo dõi và tận tình ủng hộ. Chị đã đi làm nên có nhiều hơn những kinh nghiệm để truyền đạt cho các em, đặc biệt là các thuật toán trên công cụ truyền thông. Thế nên, dù cho đi đâu, vẫn không đâu cho bằng mái nhà, cứ yêu và cống hiến, như những gì chị Bích Nguyệt đã làm vậy.
.
.
.
Thế nên, dù cho đi đâu, vẫn không đâu cho bằng mái nhà.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
Có một điều đặc biệt, khi được hỏi về hai người khiến anh chị nhớ về mỗi lần nhắc đến FTUNEWS, không ai có thể trả lời. Không phải vì anh chị không có đến hai người yêu thương mà vì sự yêu thương không dừng lại ở con số hai đó. Nên nếu chỉ được gọi tên hai người, làm sao mà nói được. Rồi em hiểu là, đã gọi là yêu thương thì không có một mức nào nhất định.
.
.
.
Thương thì thương thôi!
.
.
.
.
.
.
.
Em gọi người nhà mình là những kẻ “chân mỏi nhưng tim không mỏi”, bởi lẽ dù chặng đường bao năm khiến đôi chân anh chị phải đi qua những lối rẽ khác, bước tiếp hay không bước tiếp, thì trái tim lúc nào cũng có một chữ FTUNEWS để nhớ về. Em tin dù anh chị có đi đâu, làm gì, như thế nào thì FTUNEWS cũng là thanh xuân, Nhà mình lúc nào cũng là một tổ ấm bé nhỏ để anh chị quay trở về sau những bước chân trưởng thành, anh chị nha!
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
Sắp bước đi rồi, gọi “Nhà mình” đi anh chị!
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.