Cô chủ 8X của ‘chợ trời’ Sài Gòn

Published by sieuquantri on

0 0
Read Time:4 Minute, 26 Second

 

Một phiên chợ độc đáo giới thiệu những mặt hàng làm bằng tay do chính nghệ nhân người nước ngoài và Việt Nam làm ra được tổ chức mỗi tháng một lần ở Phú Mỹ Hưng, quận 7 (TP.HCM). Thu Hằng đã là người nghĩ ra ý tưởng và tổ chức thành công phiên chợ này. Cô mê đi chợ, tự bỏ tiền đi du lịch nước ngoài để tìm hiểu mô hình hoạt động của chợ phiên nước ngoài.

Hằng kể: “Ngày nhỏ, khi em khoảng 10 tuổi, mẹ hay cho em về quê ở Hưng Yên đi chợ phiên. Em rất thích thú với những phiên chợ như vậy và khi lớn lên, đọc sách báo về chợ ở nước ngoài, em cũng ao ước có một phiên chợ như họ”. Tâm sự với một người bạn nước ngoài, người bạn này hoàn toàn ủng hộ và khuyến khích Hằng nên làm. Hằng tự bỏ tiền đi du lịch ở nhiều nước xem mô hình hoạt động của những phiên chợ đó ra sao.

Hằng cho biết, chợ trời ở nước ngoài đa phần bán đồ cũ, tất nhiên có nhiều đồ độc đáo, lạ và quý hiếm. Tuy nhiên, khi về Sài Gòn, Hằng không lấy đúng nguyên mẫu chợ trời nước ngoài mà biến thể thành chợ bán các sản phẩm độc đáo làm bằng tay (hand-made) chứ không bán đồ cũ, ưu tiên cho chính người làm ra nó được mở quầy để bán, mặc dù vẫn dùng cái tên “chợ trời” (flea market) như ở nước ngoài.

Trước khi tổ chức phiên chợ đầu tiên, khi ngỏ lời với các bạn nước ngoài, có tới 70% người được hỏi ủng hộ vì họ hiểu ngay “nó là cái gì”, thế nhưng các bạn trẻ Việt Nam lại tỏ ra rất thờ ơ. Sau thành công của phiên chợ đầu tiên năm 2011, tình thế lại đảo ngược. Hằng nhận được rất nhiều cuộc gọi của các bạn trẻ Việt mong muốn tham gia.

alt

Phiên chợ thứ hai, tỉ lệ các gian hàng Việt của các bạn trẻ đã lên tới 40%. Sắp tới, có 80 gian hàng sẽ tham gia phiên chợ trong tháng 5, với tỉ lệ tham gia của gian hàng Việt và nước ngoài là 50-50. Hằng cho biết, cô đã phải từ chối hàng trăm bạn trẻ vì khả năng của mình hiện tại không tổ chức được vượt quá 80 gian hàng.

“Lý do em chọn 80 gian hàng của cả người nước ngoài và người Việt vì sự độc đáo và quan trọng là do chính họ làm ra. Khi người ta mua một món hàng đắt tiền hơn hàng chợ, người ta sẽ rất vui khi được người làm ra sản phẩm giải thích về vẻ đẹp của sản phẩm đó”, Hằng giải thích.

“Có những đồ rất độc đáo chẳng hạn như có bạn tạo ra các sản phẩm trang trí nhà cửa bằng giấy báo đen trắng rất thú vị. Nếu bạn ấy không giới thiệu ở chợ phiên này thì có lẽ em chẳng bao giờ em biết đến sản phẩm này”, Hằng chia sẻ. Hằng cũng ưu tiên rất nhiều cho các bạn làm ra mặt hàng hay nhưng không có cơ hội đi tiếp thị vì không biết cách cũng như không có khả năng tài chính. Năm 17 tuổi, Hằng cũng tham gia cuộc thi khởi nghiệp của VTV3 và dự án của em đã thắng. Tuy nhiên, sau đó Hằng không phát triển được nhãn hiệu thời trang Love Adam của mình được vì nhiều lý do. Vì thế Hằng rất hiểu mong muốn của các bạn trẻ và quyết tâm tổ chức một phiên chợ, tạo cơ hội cho các bạn tiếp thị sản phẩm của mình.

Khách hàng của chợ phiên Sài Gòn có rất nhiều người nước ngoài. Họ tới chợ đêm thì chỉ mua được phần nhiều hàng Trung Quốc, rất ít hàng “made in Vietnam”, vì thế, Hằng cho rằng, một phiên chợ như thế này là một dịp giới thiệu văn hoá Việt rất tốt đối với du khách. Hỏi Hằng đã thu lãi được từ phiên chợ chưa, cô cho biết: mỗi quầy mất phí khoảng 600 ngàn/tháng, nếu trả tiền thuê mặt bằng, thuê bàn ghế để người bán chỉ việc bày hàng, in tờ rơi, quảng cáo thì không còn bao nhiêu.

“Mục đích của em không phải là làm kinh tế từ phiên chợ này mà đây chỉ là một dự án giúp cho em thực hiện việc phát triển nhãn hiệu thời trang của riêng em và quảng bá các sản phẩm “made in Vietnam” ra nước ngoài, đặc biệt là sản phẩm của các nghệ sĩ, các nhà thiết kế”, Hằng chia sẻ. Bố là công an, mẹ là giáo viên nên muốn hướng cho Hằng có một cuộc sống “ổn định”. Học ngành luật nhưng cô lại mê thiết kế thời trang, cô đã vấp phải sự ngăn cản rất quyết liệt của bố mẹ. Nhưng giờ đây, bố mẹ Hằng rất hạnh phúc khi thấy condám nghĩ, dám làm.

Những hình ảnh về những sản phẩm độc đáo ở Sai Gon Flea Market:

alt

alt

alt

alt

alt

Theo Vienamnet

Ảnh: Saigon Flea Market


Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *