FTUers và vệ sinh an toàn thực phẩm

Published by sieuquantri on

0 0
Read Time:7 Minute, 18 Second

 

 

FTUers và chuyện hàng quán…

Một ngày ở trường của phần lớn các FTUer bắt đầu vào lúc 6h45 (buổi sáng) và 12h30 (buổi chiều) – đây là khoảng thời gian khá “éo le” để các bạn có thể chuẩn bị cho mình một bữa sáng tươm tất hay một bữa trưa có nhiều sự lựa chọn. Đôi khi tính chuyện ăn gì trong một buổi sáng sớm, vào lúc giữa giờ hay khi tan tầm vào buổi trưa là điều bất khả thi đối với nhiều sinh viên. Vì vậy, không còn cách nào tốt hơn, và để cho kịp giờ học, họp nhóm,…nhiều FTUer thường ăn qua loa, chọn ngay một món nào đó trong căn tin hay trước cổng trường để bổ sung năng lượng cho các hoạt động tiếp theo. Và nghiễm nhiên, nắm bắt nhu cầu của các vị thượng đế, những hàng quán di động, quán cơm, quán nước đã không ngừng mọc lên, ‘đóng cọc’ trong khu vực quanh trường vào những giờ khắc đã được ấn định sẵn. Không chỉ cung cấp các món ăn sáng, ăn trưa mà những nơi này còn ‘phô’ ra một  chuỗi thực đơn các món ăn vặt đến là hấp dẫn và “ngon” mắt.

Nói đến thói quen ăn vặt, bạn Đoan Trang (K48C) cho rằng “sinh viên trường mình toàn là con gái nên ăn vặt là đúng rùi!”. Trong khi đó, Gia Bảo (K49CLC3) lại đứng trên phía đối diện nhận định “Sinh viên thì ai cũng ăn vặt chứ không chỉ riêng ở Ngoại thương. Cá nhân mình thì thấy việc ăn vặt ở Ngoại thương  là chuyện thường ngày ở huyện; nam có nữ có, năm 1 có , cơ nhỡ năm 2, năm 3 có mà kinh nghiệm như năm 4 cũng không thiếu”. Rõ ràng, chuyện ăn quà vặt đã trở thành một phong vị của thời sinh viên. Chúng ta có thể bắt gặp cảnh một nhóm bạn sau giờ học, sau khi thi xong hoặc kết thúc một công việc gì đó, ghé mua một món quà nào đó là chuyện thường như cơm bữa ở Ngoại thương. Đối với FTUers, cùng nhóm bạn ‘xà’ vào một quán nước mía, quán chè cũng là một cách giao lưu, chia sẻ những điều vui. Với thói quen làm việc của sinh viên Ngoại thương, căn tin hay những quán nước đôi khi biến thành môi trường ‘tác nghiệp’ cho các hoạt động thảo luận nhóm, bàn bạc các vấn đề khác.. Cứ vào mỗi ‘khắc’ khác nhau trong ngày, mỗi FTUer lại chọn cho mình một món riêng. Bánh tráng trộn, bánh tráng nướng, khoai nướng, bánh mì que, chuối chiên, trái cây…là những ‘phần’ ăn quen thuộc và có sẵn trong ‘từ điển ăn vặt’ của hầu hết FTUers.

Trong khi đó, đối với nhiều bạn không có đủ điều kiện và thời gian để tự nấu ăn ở nhà, ăn trưa ở trường xem ra là giải pháp cuối cùng. Ngoài căn tin, có nhiều quán cơm ven đường D5 để sinh viên có thể tấp vào. Với lý do các món ăn ngoài rẻ, hợp với túi tiền hơn cùng với thực đơn có phần đa dạng hơn, các quán ăn trước trường cũng thường tấp nập người ra kẻ vào hơn. Chỉ với 13 – 15K bạn có thể chọn cho mình một thực đơn vô cùng đa dạng từ cơm cá chiên, cá kho, canh chua, canh mướp đắng, đậu hủ dồn thịt đến heo quay.

An toàn vệ sinh thực phẩm đối với FTUers…

Vệ sinh an toàn thực phầm là một vấn đề khá nóng hiện nay. Dường như mọi người vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức về điều này hoặc có thì cũng lực bất tòng tâm không làm gì được bởi nhiều nguyên nhân chủ quan như do thói quen, lười,… hoặc khách quan (giá cả, địa điểm,..). Việc chọn hàng quán thì cũng khá đa dạng, có người thích quán lề đường, người chọn xe hàng rong trong khi người thì thích quán sạch sẽ khang trang. Điều này còn tùy vào thói quen ăn uống cũng như tình hình tài chính của mỗi sinh viên. Hầu hết các FTUer được hỏi đều bật mí cho FTUNEWS biết rằng các bạn chọn mua các đồ ăn trước cổng trường vì ngon, rẻ, tiện lợi và phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, hầu hết các quán ăn trước trường hoạt động, di chuyển tự do nên hầu như không chịu sự quản lý của bất kỳ người nào. Cũng chính bởi tính chất di chuyển, tạm thời của những hàng quán này nên chuyện đảm bảo tuyệt đối an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng là điều không ai chắc chắn. Khói bụi, nắng nóng dẫn đến các tình trạng về mùi vị, chất lượng của thực phẩm là những tác nhân chúng ta không thể kiểm soát được. Hơn nữa, quá trình chuẩn bị, chế biến cũng đã đã tiềm ẩn khá nhiều điểm đáng nghi vấn. Hầu hết, các món ăn nhanh được chế biến qua tay của người bán mà không được trang bị bất cứ một dụng cụ vệ sinh y tế nào.

Mặc dù nhận thức được rằng vệ sinh ở các hàng quán này chỉ ở mức tương đối nhưng do nhiều lý do như: ngon, rẻ (mỗi lần một sinh viên chỉ dành ra từ 5 – 10K là có thể mua một món ăn vặt nào đó); do các yếu tố như thời gian, quãng đường mà các bạn chọn ăn ngay trước cổng trường. Với cường độ học tập và hoạt động hối hả của đa phần sinh viên Ngoại thương, việc ăn cho qua bữa để tiết kiệm thời gian là điều không hề khó giải thích. Bên cạnh đó, do chưa lần nào gặp phải các trường hợp về sức khỏe nên phần lớn cấc FTUers đều tỏ ra ít quan tâm đến vấn đề vệ sinh thực phẩm. Bạn Phương Vy (K48C): “Mặc dù biết là không được hợp vệ sinh cho lắm, nhưng nhiều khi đi cùng bạn cũng như mình thích nên cũng không suy nghĩ nhiều lắm trước khi mua các món ăn vặt trước trường. Mặt khác, mình thấy các món này cũng rất ngon và rẻ nữa nên cứ mua thôi”. Một bạn sinh viên khác chia sẻ “Dù biết ăn cơm tiệm độ an toàn vệ sinh thực phẩm không cao, nhưng vì nhu cầu đành phải mắt nhắm mắt mở mà ăn cho ngon miệng”. Trong khi đó, một số ít các bạn sinh viên không có thói quen ăn ngoài, ăn vặt thì lại chia sẻ rằng “mình không quen ăn ở ngoài, vừa tốn kém vừa không hợp khẩu vị, đôi lúc thấy không hợp vệ sinh”. Rõ ràng, bản thân FTUers có rất nhiều luồng ý kiến và suy nghĩ khác nhau về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm khi ăn ở các quán trước cổng trường.

Hãy là một FTUer khỏe mạnh ^^

Dù cho không có vụ ngộ độc thực phẩm nào tại FTU do “thưởng thức” các món ăn ngoài và ăn vặt nhưng phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh. Bạn Phước Thọ (K48C) cho rằng “Mình nghĩ điều quan trọng nhất là truyền thông cho các bạn nhằm nâng cao ý thức của mọi người . Đành rằng những thức ăn đó ngon và rẻ, nhưng nguy cơ nhiễm bệnh khiến bạn sẽ tiêu tốn nhiều tiền hơn cho việc mua thuốc chữa bênh”. Còn bạn Hồng Phát (K48C – A8) thì góp ý “nên nâng cấp căn tin trường mình lên chứ mấy quán trước trường mình thấy không vệ sinh”.  Trong khi đó, tân sinh viên Mỹ Thịnh (K50A) cũng tâm sự “Mình nghĩ các bạn sinh viên nên hạn chế việc ăn ngoài và ăn vặt vì như thế không hề có lợi cho sức khỏe đâu!”.

Những vụ ngộ độc thực phẩm, đặc biệt  là ở quy mô tập thê mà một phần không nhỏ đến từ các quán ăn di động vẫn luôn là vấn đề làm nóng dư luận và báo chí. Và dù cho có quá nhiều lời nói và giấy mực cảnh báo về những nguy cơ tiềm ẩn trong vệ sinh thực phẩm học đường thì FTUNEWS cũng xin đóng góp một phần nhỏ tiếng nói của mình về vấn nạn này: “Hãy là người tiêu dùng thông thái và đảm bảo sức khỏe cho bản thân để mỗi FTUer là một sinh viên vừa đa tài, năng nổ lại vừa khỏe mạnh, bạn nhé!

Bài và ảnh: Thu Nguyệt – Nguyệt Ánh


 

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *