Hành trình đến các khu Ramsar ở Việt Nam

Published by sieuquantri on

0 0
Read Time:4 Minute, 55 Second

1.     Khu Ramsar Xuân Thủy – Nam Định (1989)

 Cách Hà Nội 150 km về hướng Đông Nam, VQG Xuân Thủy thuộc huyện Giao Thủy, Nam Định là một khu vực bãi bồi màu mỡ phía nam cửa Ba Lạt của sông Hồng. Với tổng diện tích khoảng 7.100 ha, khu vực đất ngập nước ở đây là nơi cư trú của quần thể các loài động thực vật ngập nước điển hình ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Vùng đất trù phú này hiện là môi trường sống của hơn 215 loài chim nước, mà nhiều loài trong số đó có tên trong Sách đỏ thế giới như: cò mỏ thìa, choi choi mỏ thìa, choắt lớn mỏ vàng, diệc đầu đỏ, bồ nông, mòng biển…

alt

alt

alt

Hàng năm, có đến khoảng 100 loài chim di cư chọn nơi đây làm điểm dừng chân trên hành trình về phương nam tránh rét, trong đó có đến 1/5 số lượng cò mỏ thìa của toàn thế giới. Cò mỏ thìa là loài chim nước có cái mỏ hình chiếc thìa rất độc đáo, hiện số lượng còn lại không nhiều trong tự nhiên. Có lẽ vì thế mà hình ảnh của nó được chọn làm biểu trưng cho VQG Xuân Thủy. Với những giá trị nổi bật toàn cầu của mình, vào năm 1989, vùng đất ngập nước Xuân Thủy được công nhận là khu Ramsar thứ 50 của thế giới và đầu tiên ở Đông Nam Á.

2.     Khu Ramsar Bàu Sấu thuộc VQG Cát Tiên – Đồng Nai (2005)

alt

Trải dài trên ba tỉnh Lâm Đồng, Bình Phước và Đồng Nai, Cát Tiên là một trong những VQG lớn nhất ở miền nam Việt Nam. Khu dự trữ sinh quyển thế giới này lưu giữ trong mình kho báu vô giá của thiên nhiên với hệ động thực vật vô cùng phong phú và nhiều cảnh quan sinh thái tiêu biểu cho thiên nhiên hoang dã miền Đông Nam Bộ. Đặc biệt nhất phải kể đến khu Ramsar Bàu Sấu trong VQG Cát Tiên, nơi được đánh giá là vùng đất ngập nước ngọt nội địa ven sông độc đáo nhất, có giá trị cao không chỉ về mặt sinh cảnh mà còn ở khía cạnh bảo tồn loài bởi khu vực xung quanh Bàu Sấu tập trung nhiều loài động vật và thực vật thủy sinh quí hiếm.

alt

alt

Bàu Sấu theo tiếng của người Chăm cổ có nghĩa là hồ nước nơi có nhiều cá sấu sinh sống. Đây là môi trường sống tuyệt vời của loài cá sấu xiêm, các loài động thực vật thủy sinh, cá nước ngọt, các loài chim có đời sống quan hệ mật thiết với nước, đặc biệt là nhiều loài chim đang bị đe dọa của Việt Nam cũng như của thế giới như: ngan cánh trắng, quắm cánh xanh, già đẩy Java… Các loài thú móng guốc như: bò tót, nai, heo rừng cũng thường xuất hiện ở khu vực này để kiếm ăn vào mùa khô hàng năm, tạo nên một sinh cảnh hoang dã độc đáo hiếm thấy.

3.     Khu Ramsar Hồ Ba Bể – Bắc Kạn (2011)

alt

Nằm ở VQG Ba Bể, Bắc Kạn với diện tích mặt nước lên đến 650 ha, Ba Bể là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam và là một trong 100 hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất trên thế giới. Hồ Ba Bể bao gồm 3 hồ nước Pé Lầm, Pé Lù, Pé Lèng thông nhánh với nhau, được hình thành vào cuối kỉ Cambri, cách đây hơn 200 triệu năm trước.

alt

alt

Nằm trên vùng núi đá vôi ở độ cao hơn 145m so với mực nước biển, với độ sâu trung bình từ 20-25m, hồ Ba Bể thật sự là một cảnh quan ngập nước độc đáo, nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật quí hiếm, trong đó có hơn 200 loài chim, 106 loài cá – phong phú nhất trong hệ thống các đầm hồ ở nước ta. “Viên ngọc quí giữa đại ngàn” này còn là nơi đặc hữu loài trúc dây có cành cây thanh mảnh, mọc ngược xuống các vách đá ven hồ, tạo nên những bức màn tự nhiên vô cùng độc đáo. Ngoài ra, hệ phong lan ở các vách đá và rừng cây ven hồ Ba Bể cũng được đánh giá là có nhiều loài đặc hữu và đang dạng nhất ở Việt Nam.

4.     Khu Ramsar Tràm Chim – Đồng Tháp (2012)

alt

Là khu Ramsar thứ 2000 của thế giới vừa mới được công nhận vào đầu năm nay, vùng đất ngập nước thuộc VQG Tràm Chim, huyện Tam Nông, Đồng Tháp là nơi có giá trị đặc biệt quan trọng trong việc bảo tồn các nguồn gen động, thực vật ngập nước tiêu biểu của vùng Đồng Tháp Mười.

alt

Với hơn 7.000 ha đồng cỏ và rừng tràm, VQG Tràm Chim là nơi nổi tiếng có loài sếu đầu đỏ quí hiếm được liệt vào trong Sách đỏ thế giới cùng với hơn 20.000 cá thể các loài chim nước cư trú trong mùa khô. Khu Ramsar Tràm Chim là một trong rất ít nơi trên thế giới có loài lúa gié hoang quý hiếm còn tồn tại. Vùng đất ngập nước này còn là nơi sinh sống của tám loài chim và năm loài cá đang bị đe dọa trên toàn cầu, đặc biệt là loài chim quí ô tác Bengal và loài cá hô khổng lồ. Tuy nhiên vào mùa khô, ở Tràm Chim thường xảy ra tình trạng cháy rừng nghiêm trọng nên việc bảo vệ rừng và công tác tuyên truyền ý thức cộng đồng cần phải được chú trọng hơn nữa để gìn giữ món quà quí giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho quốc gia.

Phạm Thái Vũ – K49E 

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *