Họ giàu. Họ khác.

Published by sieuquantri on

0 0
Read Time:4 Minute, 56 Second

Sống lâu hơn, sướng lâu hơn, thì phải làm nhiều hơn. Khi đối mặt với tình trạng dân số già đi, người ta vẫn hay tính tới chuyện tăng tuổi nghỉ hưu. Một hai thập kỷ nữa, nghỉ hưu ở tuổi 67 sẽ thành chuyện thường.

Nhưng thay đổi thế có công bằng? Ở các nước phát triển, người giàu thuộc tầng lớp thượng lưu thường sống lâu hơn người nghèo. Sự chênh lệch này lại có xu hướng rộng ra, thay vì hẹp lại, trong mấy năm trở lại đây. Kết quả là thời gian hưởng thụ phúc lợi của người nghèo lại ít hơn người giàu.

Nhà giàu thường thọ

Đây không phải một vấn đề dễ giải quyết. Vì người giàu thường luông sống lâu hơn, nên sự bất công do chênh lệch giàu nghèo lại hiển hiện ở ngay chính sách tuổi về hưu thống nhất.

Mức thu nhập không phải yếu tố duy nhất quyết định tuổi thọ. Giới tính cũng quan trọng: phụ nữ thường sống lâu hơn nam giới. Thế mà họ không bị buộc nghỉ hưu muộn hơn để bù đắp chênh lệch này.

Từ góc độ lịch sử mà nói, tuổi thọ của dân lao động thấp phần nào là do bản chất công việc. Sống cả đời dưới hầm lò hay bốc vác ngoài bến cảng khiến cơ thể nam giới sớm “tã”. Nhưng gần đây nền kinh tế chuyển từ sản xuất sang dịch vụ nên tầm quan trọng của nguyên nhân này giảm đi.

Thế thì chênh lệch tuổi thọ giữa người “khá” và người “khó” từ đâu mà ra? Có khả năng là do chăm sóc y tế khác nhau. Người “khá” dễ hưởng lợi từ các thành tựu y học mới. Một số nghiên cứu cho thấy chênh lệch tuổi thọ giữa người “khá” và người “khó” ở Anh đã tăng thêm 1 năm kể từ đầu thập niên 80. Ở Mỹ, mức chênh lệch này đã tăng gần 5 năm kể từ thập niên 70.

Ở Anh, nhờ dịch vụ y tế quốc gia mà tỷ lệ chữa trị đau tim hay loại thuốc chống đột quỵ mà mỗi mức thu nhập sử dụng không khác nhau mấy.

Tuy thế, khả năng tiếp cận chăm sóc y tế ở Mỹ với những người không có bảo hiểm lại kém hơn nhiều. Nghiên cứu cho thấy các hộ gia đình thu nhập thấp ở vùng Đông Bắc có khả năng tiếp cận chăm sóc y tế và tỷ lệ tử vong tốt hơn nhiều so với các hộ gia đình tương tự ở vùng Tây Nam.

Sống lâu nhờ sống lành mạnh

Cũng có thể lối sống còn quan trọng hơn. Trong 30 năm qua yếu tố quan trọng nhất giúp giảm tỷ lệ tử vọng ở độ tuổi 65-74 là giảm các bệnh liên quan tới hệ tuần hoàn.

Đạt được thành quả này phần nào là nhờ điều trị tốt hơn nhưng đóng góp lớn nhất vẫn là nhờ giảm hút thuốc. Một phân tích với các quận tại Mỹ cho thấy cứ tăng tỷ lệ người thành niên hút thuốc thêm 5,9% là tỷ lệ tử vong sớm lại tăng gần 7%.

Chênh lệch tuổi thọ giữa nam giới và nữ giới ít đi trong mấy thập niên gần đây có lẽ là do nam giới bớt hút thuốc đi rất nhiều. Ngược lại, khác biệt về lối sống giữa người giàu và người nghèo lại gioãng ra. Xác suất một người Anh nào không có bằng cấp hút thuốc, nghiện rượu, ăn uống kém và bỏ tập thể thao cao gấp 5 lần so với người có bằng đại học.

Xu hướng này thay đổi tùy theo từng nước. Ở Pháp người “khá” và người “khó” có thói quen hút thuốc giống nhau. Tuy vậy, nghiên cứu trên toàn Châu Âu cho độ tuổi 40-65 cho thấy tỷ lệ tử vong có thể giảm đi 23% ở nam giới và 16% ở nữ giới nếu người “khó” có lối sống chỉ cần lành mạnh tương đương với người “khá”.

Vì sao lối sống khác biệt vẫn còn nhiều tranh cãi. Một số người cho rằng nghèo hèn khiến người ta căng thẳng và dễ hút thuốc và ăn uống tùy tiện hơn. Nhưng dường như yếu tố văn hóa lại có ảnh hưởng tương đối mạnh.

Ở Mỹ, hồ sơ bệnh án của người gốc Tây Ban Nha và người da đen với cùng một mức thu nhập có sự khác biệt đáng kể. Có lẽ người “khá” giảm hút thuốc cũng là nhờ yếu tố văn hóa: thói quen này không còn được các cộng đồng giàu có chấp nhận nữa.

Giàu hơn, sống lâu hơn nên được trợ cấp … nhiều hơn

Nếu nguyên nhân chính của chênh lệch tuổi thọ là do lối sống, tốt hơn nên giải quyết trực tiếp vấn đề y tế thay vì hoãn tăng tuổi hưu.

Một số nước có chính sách đặc biệt cho một số ngành nghề như cứu hỏa hay quân đội, cho phép nghỉ hưu sớm do nghề nghiệp nguy hiểm hay độc hại. Nhưng không ai lại cho rằng người hút thuốc hay béo phì nên được cho nghỉ ngơi sớm hơn bình thường.

Tuy vậy, thực tế này lại có ý nghĩa với hệ thống lương hưu tại một số nước như Mỹ, vốn không trả cùng một mức lương cho tất cả mọi người. Người “khá” không chỉ sống lâu hơn mà còn hưởng mức lương cao hơn.

Hiện nay chỉ có 85% lương hưu của người Mỹ bị đánh thuế, đây là kẽ hở mang lại lợi ích lớn nhất cho người “khá”. Tuổi thọ vừa chênh lệch và ngân sách vừa thâm hụt, đã đến lúc “kẽ hở” này bị bít lại.

Minh Tuấn

Theo TTVN/The Economist

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *