Những con đường không tên (P2) (Thu Thảo)

Published by sieuquantri on

0 0
Read Time:4 Minute, 4 Second

Từ những con đường tên tuổi…

Đường Lý Tự Trọng ngày trước có tên là Gouvernment, đường Đồng Khởi còn gọi là Catinát (Tự do) chạy suốt từ Công trường Công xã Paris đến Công trường Quốc tế. Tôi nhắc về 2 con đường này không chỉ bởi sự nổi tiếng mà vì đây còn là nơi tọa lạc của 2 quán café đầu tiên tại Sài Gòn: Café Lyonnais và Café de Paris. Không lâu sau đó, Café de la Marine (Cà phê hải quân) tại Công trường Rigault de Genouilly (bến Bạch Đằng ngày nay) đã có tiếng vang xa hơn và được nhiều người chú ý hơn về sự tồn tại của những quán café – nơi lui tới thường xuyên của tầng lớp Trung lưu Pháp.

Người ta gọi đó là café Sài Gòn.

Khi các quán café thi nhau mọc lên thì vết tích và tàn dư của những nơi này không còn nhiều, người ta chỉ biết đến sự xuất hiện của nó qua những tờ báo còn sót lại nhưAnnuaire de la Cochinchine (Niên giám Nam Kỳ), Courrier de Saigon (Người đưa tin Sài Gòn),… Vậy là câu chuyện café đã luẩn quẩn đâu đó trên đất Sài thành từ những năm đô đốc Pháp đóng bản doanh đầu tiên nơi đây.


… đến những chặng đường không tên của thời gian

Đã hơn một thế kỷ trôi qua, sự tồn tại của những quán café không còn xa lạ với mọi người, nhất là những người trẻ. Bước chân ra đường khoảng 5 phút, không khó để tìm một nơi dừng chân và bắt đầu câu chuyện với những ly đen vỉa hè 7 ngàn như ở khu Công trường Dân chủ hay café ‘bệt’. Có cả những khu vực dành riêng cho những người thích lan man café cuối tuần như Ngô Thời Nhiệm, Hồ Biểu Chánh, Hồ Xuân Hương,… và rải rác trên hầu hết các con đường có bước chân người ngang qua.

Và nó được gọi là café Sài Gòn.

Ở những nơi sang trọng hơn, café được đặt vào những chiếc ly đẹp hơn, khung cảnh lộng lẫy hơn, chất lượng cũng cao hơn khi người thợ kết hợp nhuần nhuyễn tỷ lệ của Arabica và Robusta, vì vậy không thể tránh khỏi cái giá từ $5 đến $15 cho 1 ly. Nhưng đó chưa là gì so với Kopi luwak, một loại café có sự “tham gia” của những con chồn với giá từ $35 đến $50 – tương đương một bữa Buffet tối tại Intercontinential, Equatorial hay Caravelle. Cái tên Cà phê chồn giờ không còn quá xa lạ với người Việt Nam vì nó được rao bán khắp các cửa hàng, thậm chí Trung Nguyên cũng vỗ ngực xưng tên khi cho sản xuất loại Weasel với giá gần 60 triệu đồng 1 ký. Nhưng đó chỉ là loại café được ủ men cùng 1 số vi chất khác, vì thực sự trên thế giới mỗi năm chỉ có thể sản xuất được tối đa 300kg caféKopi Liwaknguyên chất từ “phế thải” của chồn. Vậy nên, không phải khách sạn 5 sao nào trên đất Sài Gòn cũng có thể phục vụ loại café này, trừ khi khách phải thật VIP và có yêu cầu đặt riêng từ cả tháng trước.


Tôi không ghét café, nhưng cũng chẳng thể gọi là thích, nhất cái vị vừa chua vừa đắng, thêm tí đường hay sữa thì càng chẳng ra ngô ra khoai. Từ những loại đơn giản như đen đá, bạc xỉu, latte,.. đến mocha, capuchino, macchiato… tất cả đều có vị rất ngai ngái và không khiến tôi đủ đam mê để làm một ngụm.

Cà phê làm người ta mất ngủ, và Sài Gòn đôi khi cũng vậy.

Tôi không ghét café, và cũng không thích. Nhưng tôi biết khá nhiều về café và các quán café, rình rập và săn đón các quán mới mở để ghi vào sổ tay những nơi đáng để đến lần thứ 2, và để cất trong tim một vị trí ổn định cho những địa điểm tạt vào mỗi khi chẳng biết đi đâu. Sài Gòn chẳng bé tẹo như Hà Nội, đường rất nhiều và ổ gà thì lắm, xe thì nhiều và kẹt xe đến khổ, dòng người rất đông còn lòng người thì rất nhỏ…

Tôi không ghét café, và cũng không thích…

Người ta gọi nó là gì nhỉ?

Một kiểu dở dở ương ương của những người hay suy nghĩ linh tinh.

Một kiểu lan man của những người hay đi lung tung.

Một kiểu la cà rong chơi khi con người còn trẻ.

Hoặc một cái gì đấy, gọi là tình yêu Sài Gòn cũng nên.

Thu Thảo

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *