Tết của đồng bào dân tộc thiểu số có gì khác ?

Published by sieuquantri on

0 0
Read Time:5 Minute, 52 Second

Việt Nam trở mình từ mưa bom bão đạn, đã qua không biết bao nhiêu thế hệ cha ông, nhưng mỗi dân tộc trên mãnh đất ở bán đảo Đông Dương  đều nguyên vẹn giữ cho mình những truyền thống hết sức quý báu. Và dĩ nhiên, mỗi dân tộc khác nhau thì cũng có những ngày tết khác nhau, họ ăn mừng ngày tết theo những cách rất riêng và thể hiện được nét văn hóa của mình.

Tết cổ truyền của đồng bào Thái

Đồng bào Thái có hơn 1 triệu người đang sinh sống tại Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Nghệ An… Nhìn chung, tết của người Thái không có sự khác biệt so với đồng bào Kinh. Ngày tết của họ bắt đầu từ những ngày cuối tháng 11 âm lịch, họ thua hoạch ruộng, nương và đem xếp lúa thành chồng trong kho, chuẩn bị củi, lá dong, những thứ cần thiết để nấu bánh chưng và nhốt lợn thiến về vỗ béo chờ ngày tết đến.

Những ngày gần cuối năm, chị em phụ nữ Thái bắt đầu nấu bánh chưng đón tết, ngoài ra họ cũng dọn dẹp nhà cửa, quét sân gọn gàng, may quần áo mới để chào năm mới.

alt

Ngày 29 tết, người người thi nhau trồng cây nêu trước sân cho thật cao và thẳng, vì họ tin rằng điều đó sẽ làm cho năm mới của họ tốt đẹp hơn năm cũ. Cũng trong chiều đó, đồng loạt từng hộ gia đình sẽ  rang trí bàn thờ, để lên đó nải chuối, đĩa trầu cau, đôi quả cam, quả bòng, bình hoa hoặc vài tờ tranh cùng câu đối tết. Nhà nào, nhà ấy đều có hai cây mía buộc dựng đứng hai bên bàn thờ, để tượng trưng đây là hai cây gậy của ông vải…

Và kể từ đêm 30 tết, tất cả đồng bào Thái hứng khởi chào đón một năm mới thịnh soạn chẳng kém gì miền Xuôi. Phong tục ngày tết cũng vậy, người Thái toàn nói và chúc nhau lời hay ý đẹp , không nói xấu người khác, không đòi nợ và không quét bất cứ thứ gì ra khỏi nhà như người Kinh.

Tết cổ NaoX-Cha của đồng bào H’Mông

alt

Đồng bào H’Mông ăn tết thịnh soạn không kém người Kinh. Họ chuẩn bị thịt lợn, bánh bột nếp( ít dùng bánh chưng) và những vật dụng trang trí màu đỏ cho tổ ấm của mình. Tết nguyên đán của người H’Mông được gọi là NaoX-Cha, thường sau tết dương lịch vài hôm và được tổ chức giữa mùa đông giá rét. Đêm giao thừa, các gia đình sẽ cử coi trai đi “mở nước”, tức đi lấy nước từ sông, suối về nhà.

Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer

Tết của người Khmer được gọi là Chôl Chnăm Thmây, diễn ra vào 3 ngày 23,24,25 tháng 3 âm lịch. Họ  tổ chức những ngày này vì tin rằng đó là thời điểm giao giữa 2 mùa mưa nắng, cây cỏ tốt tươi, vạn vật tràn đầy sức sống và những lễ hội diễn ra trong dịp tết Chôl Chnăm Thmây nhằm mong muốn một mùa màng bội thu.

Người Khmer nổi tiếng với môn thể thao đặc trưng Đua ghe ngo được tổ chức đúng vào dịp tết cổ truyền của họ, ngoài ra còn có cuộc thi ” bữa cơm ngày tết cổ truyền của đồng bào Khmer”. Song song với hoạt động vui chơi giải trí thì ở mỗi gia đình còn sửa soạn nhà cửa tinh tươm, cúng vái ông bà tổ tiên,… như những dân tộc anh em khác.

Tết Prơ-giê-răm của đồng bào Cơ Tu

Người Cơ Tu gọi tết của mình là Prơ-giê-răm. Nhà nhà trang hoàng nhà cửa đón tết, các vật dụng như dáo, mác, nỏ,… được lau chùi cẩn thận. Ở nhà Gươi ( nhà làng) người ta dựng một cột đâm trâu được trạm trỗ đẹp đẽ, cũng tại đây, sẽ tổ chức các hoạt động ca hát kể chuyện. Con gái Cơ Tu có dịp tâm tình cả tháng tết.

Tết nhảy của đồng bào Dao

Người Dao quan niệm rằng tết là dịp để nghỉ ngơi, thư giản, thăm viếng, chúc nhau. Từng nhà người Dao đều trang hoàng nhà cửa thật đẹp để đón năm mới, họ treo câu đối trước cửa nhà, hoặc dán trên vách tường để mừng xuân. Tết nhảy được bắt đầu trước tết Nguyên đán vài ba hôm. Người Dao gọi tết nhảy của mình là “Nhiang chằm đao”, thanh niên trong ngày lễ tết nhảy cả trăm lượt trong tiếng reo hò, trống kèn giục giã.

Tết Bỏ Mả của người Gia Rai

Được tổ chức tương tự tết ăn nhà Mả của đồng bào Ba Na, nhưng tết của người Gia Rai quy mô lớn hơn rất nhiều. Bà con trong buôn làng sẽ đi viếng từng nhà để được thưởng thức của ngon vật lạ. Mỗi khi nghe tiếng thanh la, trống kèn vang lên ở ngoài nghĩa địa có nghĩa là lể Bỏ Mả bắt đầu. Người người nối đuôi nhau ra nghĩa địa chia vui cùng người thân đã khuất, họ không quên mang theo rượu thịt để góp vui cùng mọi người. Thường gia chủ đứng trước ngôi của những người đã khuất có cắm cây nêu với những lá bùa xanh đỏ lâm râm khấn vái.

Tết cơm mới của người Ê Đê

Vào khoảng tháng 10 dương lịch, lúc lúa chín vàng cả nương rẫy, mỗi gia đình mang gùi đi tuốt lúa về phơi khô giã gạo để tổ chức ăn mừng lúa chín. Khi ấy, tết của người Ê Đê bắt đầu. Tùy theo gia cảnh mà từng hộ Ê Đê tổ chức tiệc trâu, bò, gà, heo nhiều hay ít.

alt

Lễ vật đặt ở giữa nhà gồm một hay hai choé rượu cần buộc chặt vào gốc cột và vài đĩa cơm. Gia chủ hay thầy cúng lầm rầm khấn vái: “Lạy thần Mtâo Kia, thần H’Bia Kiu, thần Aêdu, thần Alê Diê đã ban cho chúng con nào thóc lúa, nào kê, nào ngô. Chúng con thỉnh chư vị thần từ phía Ðông dãy Ngân Hà nơi gần nguồn gốc của lúa, xin giáng lâm chứng giám. Lạy thần Aê Nghi ở dưới đất, lạy thần Aê Ngăn ở trên trời… xin cho mỗi năm lúa được đầy vựa…”

Và còn nhiều nhiều nữa những nét đẹp văn hóa đáng trân trọng và gìn giữ của những đồng bào khác. Điểm giống nhau của tất cả đồng bào các dân tộc là quan niệm về ngày tết. Tết là chuỗi ngày để vui chơi, quên đi hết những mệt nhọc của năm đã qua, đón chào một năm mới với thật nhiều may mắn, thịnh vượng và hạnh phúc. Và tết! Còn là dịp để mọi người đoàn tụ, sẻ chia…

Thành Trung (Tổng hợp)

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *