Trung thu nghĩ về thương hiệu Việt

Published by sieuquantri on

0 0
Read Time:2 Minute, 57 Second

 

Bánh Trung thu là một món quà truyền thống. Ngày xưa xem phim Nhật về cửa hiệu làm bánh, thấy rất tuyệt và choáng ngợp trước bao nhiêu là loại bánh và văn hóa Nhật Bản. Có một cô gái trong một gia đình rất đam mê nghề bánh nhưng vì là con gái nên không được theo nghề. Vậy là cô gái cắt tóc ngắn và trở thành thợ làm bánh. Nhưng điều làm mình nhớ nhất là ngày cô ấy cảm thấy chiếc bánh cổ truyền bán quá chậm và cô lập tức thay đổi mùi vị của nó cho “hợp thời” hơn. Những ngày đầu tiên, cửa hàng phát đạt, rồi ít dần, ít dần, cho đến khi người ta bắt đầu đem trả lại bánh và đến ngày cô gái được thợ cả, chính là cha mình thức tỉnh về giá trị truyền thống của một cái bánh…

Bánh Trung thu ở thành phố mình mỗi năm có một mùi mới, vị mới, nhân mới nhưng năm sau thì những loại mùi, loại vị, loại nhân ấy cũng biến mất theo thời gian và lại cho ra lò bao nhiêu là “con lai” mới mẻ! Chiếc bánh nướng, bánh dẻo truyền thống bây giờ chẳng ai biết mùi vị thế nào. Nhớ lúc còn nhỏ, Trung thu mới được cắt bánh ra ăn, ngồi giữa sân nhà ngắm trăng to ơi là to bên cạnh mẹ đang sắp bàn thờ cúng trời đất, thấy quý giá và thiêng liêng vô cùng chiếc bánh đang cầm trên tay.

Lại về chuyện lồng đèn. Hàng Trung Quốc năm nào cũng bị lên án nhưng năm nào thị trường lồng đèn cũng ngập tràn hàng Trung Quốc. Ở Nhật Bản cũng vậy thôi, cũng có hàng Trung Quốc nhưng vì sao nó không thể thay thế chiếc đèn con cá truyền thống? Thật đáng buồn khi phải nói rằng, đó là nhờ Doraemon, nhờ Conan và vô vàn những truyện tranh và phim hoạt hình khác đã định hình trong đầu trẻ con rằng chiếc lồng đèn truyền thống như thế mới là đẹp, mới ý nghĩa cho một mùa Trung thu.

Chiếc đèn ông sao có mặt trong một vài bộ phim Hà Nội kiểu xưa nay đã không còn thấy chiếu trong phim nào nữa, nhất là dành cho trẻ con. Cần lắm những bộ phim ý nghĩa cho trẻ em Việt Nam biết đến một Trung thu truyền thống, để sau này lớn lên các em lại nhầm Việt Nam là Mỹ hay Trung Quốc thì thật buồn. Và cần lắm một thương hiệu Việt để rồi Trung thu hay tết Nguyên đán không bị trở thành “Chinesse festivals” hết cả.

Nhân chuyện thằng bạn nhờ kiếm chỗ vui chơi mới cho giới trẻ thì mới nghĩ, lẽ ra các em nên ở nhà quây quần bên gia đình, tổ chức vui chơi ca hát gần gần đấy trong xóm là hay hơn cả. Ra đường thì sẽ bụi gấp 5 lần ngày bình thường – vốn đã bụi mờ mắt bởi lô cốt dựng tứ bề. Mà theo kinh nghiệm sống thì Trung thu lại hay mưa, dây điện đang đe doạ các em trên cao và cả dưới thấp. Nghĩ mà thương các em vì ở đây kiếm đâu ra một dòng sông nhỏ có bóng dừa để ngắm được cảnh chiếc lược chải mái tóc vàng, để nằm ngửa lên nhìn trăng tròn dần, tròn dần…

Trung thu, nhớ nhà…

Ngô Sử Thái Hòa

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *