Tổng hợp 10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2015

Published by ftunews2 on

0 0
Read Time:11 Minute, 17 Second

(FTUNEWS) – Năm 2015, kinh tế Việt Nam trải qua nhiều biến động đồng thời cũng đạt được tương đối những thành tựu đáng kể. Trước thềm năm mới 2016, FTUNEWS mời bạn đọc điểm qua 10 sự kiện kinh tế – kinh doanh nổi bật trong năm cũ 2015 vừa qua. 

1. Kinh tế trên đà hồi phục

Năm 2015 vừa qua, kinh tế Việt Nam được đánh giá là đã phục hồi đáng kể, tăng trưởng cao nhất trong 5 năm qua. Theo báo cáo của Chính phủ, GDP của Việt Nam năm vừa rồi đạt 6,5% vượt kế hoạch 6,2% với động lực được cho là chủ yếu đến từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và xây dựng. Bên cạnh tốc độ tăng trưởng GDP, kinh tế vĩ mô Việt Nam còn có một số điểm sáng khác mà cơ bản là sự ổn định: tốc độ tăng giá tiêu dùng khoảng 2%, thấp nhất trong 15 năm qua. Đầu tư trực tiếp ngước ngoài tiếp tục khởi sắc với tổng vốn đăng kí cấp mới đạt gần 20,22 tỉ đô la Mỹ trong 11 tháng năm 2015, tăng 16,7% so với cùng kì năm 2014. 

d

Tuy nhiên, trong bối cảnh tốc độ phục hồi kinh tế toàn cầu yếu cộng với việc giá dầu thô giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm qua, năm 2015 kinh tế Việt Nam tiếp tục bộc lộ nhiều điểm yếu. Về xuất khẩu, không hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng 10% dù vẫn vượt con số tuyệt đối của năm 2014. Cân đối ngân sách tiếp tục trở thành vấn đề đáng quan ngại với mức bội chi trong năm qua ước tính khoảng 200 ngàn tỉ đồng.

2. Vận hội mới từ các Hiệp định Thương mại tự do

TPP và 3 hiệp định thương mại tự do quan trọng cũng hoàn tất đàm phán: Việt Nam – EU, Việt Nam  – Hàn Quốc, Việt Nam – Liên minh kinh tế Á – Âu (bao gồm Nga và 5 nước thuộc Liên bang Xô viết cũ) mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho các Doanh nghiệp Việt Nam. Một số ngành được dự báo tác động khác nhau, trong đó có thể kể đến: ngành dệt may – ảnh hưởng lớn, tích cực; ngành thủy sản – tác động tích cực, ảnh hưởng vừa; cơ sở hạ tầng và logistics – ảnh hưởng lớn trong thời gian dài; sản phẩm thép và gỗ – ảnh hưởng nhẹ trong thời gian dài, ngành dược phẩm – ảnh hưởng nhẹ nhưng tiêu cực trong dài hạn, đầu tư công – ảnh hưởng nhẹ nhưng chủ yếu là tiêu cực trong thời gian dài. 

ư

3. Biến động tỉ giá

Biến động tỉ giá trong khu vực bước đầu tác động đến tỉ giá trong nước. Trong tháng 8 năm 2015, ngân hàng Nhà nước đã 2 lần điều chỉnh tỉ giá sau khi Trung Quốc điều chỉnh tỉ giá nhân dân tệ gần 5% trong 3 ngày liên tiếp. Cụ thể, ngày 12.8, ngân hàng Nhà nước nới biên độ tỉ giá lên +-2% sau nhiều năm duy trì ở mức 1%. Một tuần sau, ngân hàng vừa nới biên độ lên +-3% vừa tăng tỉ giá lên 1%. 

4. Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng – con đường lắm nỗi gian truân

Năm 2015 đánh dấu quá trình tái cơ cấu hệ thông ngân hàng bước sang năm thứ 4 với việc Nhà nước tham gia trực tiếp vào nhiều ngân hàng. Cụ thể, có 3 ngần hàng TMCP được Nhà nước mua lại với giá 0 đồng là ngân hàng Xây dựng, ngân hàng Đại Dương và ngân hàng Dầu khí Toàn cầu. Năm 2015 cũng xảy ra nhiều thương vụ sáp nhập ngân hàng: Mekong Bank vào Maritime Bank, PG Bank vào Vietin Bank, ngân hàng Phương nam vào Sacom Bank… 

f3 

5. Sự trở lại mang tên "Bất động sản"

Bất động sản là một trong những lĩnh vực phát triển sôi động nhất của kinh tế Việt Nam trong năm 2015. Theo số liệu của công ty CBRE,trong 9 tháng đầu năm số lượng căn hộ tiêu thụ tại TP.HCM đạt gần 24 ngàn đơn vị, vượt xa mức kỷ lục được thiết lập trước đó vào năm 2014 là 17 ngàn đơn vị. Dù vậy, cũng xuất hiện nhiều quan ngại sớm về thị trường khi nguồn cung sản phẩm cuối năm 2015 đến 2016 ước khoảng 57.500 đơn vị; trong quý 3 năm 2015 lượng mở bán thiết lập kỉ lục mới theo quý nhưng tỉ lệ hấp thụ chỉ đạt 35% bằng nửa cùng kỳ năm 2014. Bên cạnh đó còn có quan ngại rằng dòng sản phẩm chủ yếu tập trung vào phân khúc giá cao (trên 2 tỷ đồng/ đơn vị), khá bất hợp lý so với mặt bằng một quốc gia có GDP trung bình 2000 đô la Mỹ/ năm. 

r3

6. Nông nghiệp thu hút đầu tư

Năm 2015 chứng kiến nhiều doanh nghiệp lớn rót vốn vào lĩnh vực này: Hoàng Anh Gia Lai tiếp tục mở rộng hoạt động sang lĩnh vực sản xuất nông nghiệp: mía đường, nuôi bò, trồng đậu nành, cọ dầu. Vingroup công bố đầu tư 2000 tỉ đồng vào nông nghiệp, hình thành nhánh kinh doanh mới amng tên VinEco. Tập đoàn Him Lam công bố dành 20 ngà tỉ đồng cho dự án phát triển cây mắc ca…

d

7. Mở quyền sở hữu cho doanh nghiệp nước ngoài

Ngày 26.6.2015, Chính phủ ban hành nghị định số 60/2015/NĐ-CP trong đó có quy định không giới hạn tỉ lệ sở hữu nước ngoài tại các công ty đại chúng. Ngay lập tức một số công ty niêm yết đã đề nghị mở nâng tỉ lệ sở hữu nước ngoài tối đa: Vinamilk đề xuất xin được nâng tỉ lệ sở hữu nước ngoài lên 100% so với giới hạn 49% hiện nay… Tác động tích cực là doanh nghiệp có thêm cơ hội huy động vốn cho sản xuất, kinh doanh, đầu từ mở rộng quy mô sản xuất. Song mặt trái, nếu thị trường vốn phụ thuộc vào nhà đầu tư nước ngoài, có thể chịu hệ quả nặng nề khi họ ồ ạt rút vốn ra. 

8. Đầu tư lớn cho phát triển hạ tầng

Ngày 25.6, Quốc hội khóa XIII đã thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành với tỉ lệ tán thành hơn 86%. Bên cạnh chủ trương xây dựng các công trình trọng điểm về hạ tầng giao thông như sân bay, nổi bật lên là các công trình giao thông trọng điểm hoàn thành đúng và thậm chí vượt tiến độ như cải tạo quốc lộ 1 Bắc – Nam với 38 dự án, hoàn thành vào tháng 10 năm 2015 hay mở rộng đường HCM đoạn qua Tây Nguyên hoàn thành vào tháng 7. Trong năm 2015, các tuyến đường cao tốc cũng được hoàn thành và đưa vào sử dụng là cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng… 

640

9. Đầu tư nước ngoài tiếp tục khởi sắc

Tính đến tháng 11 năm 2015, VIệt Nam thu hút FDI đạt 20,2 tỉ đô la Mỹ, tăng 17% so với cùng kỳ. Hàn Quốc vẫn là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam với hơn 2,5 tỉ đô la Mỹ, tiếp đến là Malaysia, Anh và Nhật Bản. Các dự án FDI lơn nhất Việt Nam là dự án công ty SamSung Display với số vốn đầu tưu tăng thêm là 3 tỉ đô la Mỹ, dự án được cấp phép năm 2014. Tiếp đến có thể kể đến dự án Nhà máy điện Duyên Hải 2 do Công ty Janakuasa Sdn.Bhd của Malaysia đầu tư tại Trà Vinh với 2,4 tỉ đo la Mỹ vốn đầu tư. 

e

10. Thêm nhiều doanh nghiệp tư nhân

Từ tháng 7 năm 2015, Luật Doanh nghiệp mới có hiệu lực được cho là tháo gỡ những hạn chế, bất cập của luật cũ, tiếp tục tạo môi trường thông thoáng hơn như rút ngắn thời gian cáp giấy chứng nhận còn ba ngày làm việc, bãi bỏ nội dung ngành nghè kinh doanh, thể hiện quyền tự do của doanh nghiệp. Theo số liệu của Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, 11 tháng đầu năm 2015, cả nước có 86.853 doanh nghiệp được thành lập, tăng hơn 28% so với cùng kỳ năm 2014. Một số ngành có tỷ lệ tăng cao trên 50% như kinh doanh bất động sản, nghệ thuât, vui chơi giải trí, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng. Ccuj quản lí kinh doanh dự đoán, năm 2015 sẽ có khoảng 94 ngàn doanh nghiệp thành lập mới và là năm có số doanh nghiệp thành lập mới lớn nhất trong lịch sử tại Việt Nam.

ư

HN (Tổng hợp)

 

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %