0 0
Read Time:6 Minute, 59 Second

Tốt nghiệp Đại học Ngoại thương cơ sở II tại TP HCM, chị Lê Phạm Li Na hiện là Phó trưởng phòng và chức danh giám sát công ty TNHH kiểm toán PricewaterhouseCoopers – một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới. Làm kiểm toán ngay từ những ngày đầu tốt nghiệp nhưng lúc nào chị í cũng “xì-teen” và cảm thấy thích thú với một công việc mà ai cũng tưởng khô khan.

Chào chị, tốt nghiệp Ngoại thương nhưng sao chị lại chọn nghề kiểm toán khá trái ngành ạ?

 

Thật sự là trái ngành đó chứ vì chị học ở trường có 75 tiết kế toán doanh nghiệp, 30 tiết nhập môn kế toán. Chẳng có môn nào liên quan đến kiểm toán cả nhưng quan điểm của chị đơn giản là có đam mê cũng như cơ hội trải nghiểm thì việc trái ngành, trái nghề chỉ là khó khăn ban đầu thôi. Với lại, trái ngành trái nghề cũng là cái thử thách hay ho của tuổi trẻ để mình khám phá bản thân mà em.

 

Nghề kiểm toán thoạt nghe đơn giản như là kiểm tra lại những gì kế toán đã làm nhưng thực tế chị phải làm những công việc nào?

 

Chỉ đúng một phần thôi. Kế toán sẽ có một năm để làm việc, còn kiểm toán chỉ có từ 1-2 tuần hoặc đôi khi là 1 tháng để kiểm tra lại công việc 1 năm trên cơ sở chọn mẫu (lấy vài phần tử ngẫu nhiên). Ngoài ra việc kiểm tra những gì kế toán đã làm còn liên quan đến tìm hiểu quy trình chính trong doanh nghiệp như: quy trình bán hàng, quy trình mua hàng, quy trình quản lý hàng tồn kho… Công việc không nghề nhàm chán chút nào khi được luân chuyển liên tục vậy.

– Điểm thú vị ở công việc này thu hút chị?

– Thứ nhất, môi trường làm việc. Làm kiểm toán hầu hết lực lượng “siêu trẻ” và các bạn rất hóm hỉnh làm việc. Mỗi năm một lứa các em ra trường thực tập và được nhận làm nhân viên chính thức, do vậy lúc nào công ty cũng có luồng gió mới. Chưa kể, mọi người hay đùa, kiểm toán có mùa bận và mùa rãnh. Mùa bận mọi người làm “xù đầu” nhưng mùa rãnh thì lại đi phượt.

Thứ hai là tính chất công việc. Tuổi trẻ sẽ thích được làm việc với những công ty nổi tiếng lớn, khách hàng nhiều ngành nghề khác nhau. Ví dụ như biết đâu sau này em nào đó kiểm toán cho Facebook hoặc Google, cũng oai chứ nhỉ?

Cuối cùng là chế độ làm việc. Để tồn tại và phát triển trong môi trường vậy các em phải học, học và học. Nếu em chứng minh được năng lực, công ty sẽ cấp học bổng để học những chương trình quốc tế.

– Công việc đòi hỏi người tài, vậy thu nhập thì sao ạ?

– Lương bổng của những công ty kiểm toán khá ổn. Tuy khởi đầu ở mức tương đối nhưng sau khi em làm lâu sẽ tăng bậc vèo vèo. Chưa kể nếu em làm tốt thì các khoản đánh giá, thưởng sẽ rất tốt. Cái này em sẽ tự khám phá được thôi!

– Nhiều người bảo, điều “khủng hoảng” nhất của nghề kiểm toán là thời gian, phải làm từ sáng hôm trước đến gần 2-3h sáng hôm sau, sự thật thì sao?

– Bản thân chị giờ cũng không quần quật đến mức thế nhưng cao điểm thì chúng ta ngủ ít hơn một tí là điểu không tránh khỏi. Lý do có thể là: Khách hàng mà ta kiểm toán quá lớn, deadline của báo cáo gấp rút, công việc phức tạp, đặc biệt các em làm kiểm toán ngân hàng thì cực lắm luôn. Hoặc cũng có bạn đam mê công việc quá mức, làm quên thời gian luôn vì khi làm thế có thể giúp bạn í nâng cao chất lượng, tăng chức sớm hơn nhưng chị nghĩ nên sắp xếp hợp lý.

– Kiểm toán cho cả tập đoàn, nếu gặp sai sót có “đi một dặm” không chị?

– Sai một ly thì có, chứ đi một dặm thì chị chưa thấy. “Error is human” (Con người ai cũng có sai sót) mà em! Người ta có 1 năm làm, mình có vài tuần và làm trên việc chọn lựa mẫu dĩ nhiên sai sót là không tránh khỏi. Nói chung khi các em làm sẽ biết được cách chỉnh sửa sai sót như trình bày lại số đầu kì, kiểm tra nhiều khâu… Vậy mới nó, chúng ta đều có cách giải quyết ở công việc.

alt

– Khi “bén duyên” với nghề kiểm toán, chị gặp những khó khăn nào và làm gì để vượt qua những điều đó?

– Đơn giản là chị học Ngoại thương đã khó khăn hơn các bạn khác. Khi vào học việc người ta hiểu 10, chị hiều 3-4 thôi. Khi ra thực tế lại càng khó khăn hơn khi người kế toán biết kiểm toán không có kiến thức sâu. Đủ các vấn để em ạ. Nhưng khi em đam mê, chấp nhận thử thách thì vẫn phải đi tiếp.

Nhiều lúc chị cũng muốn từ bỏ, thậm chí đã nộp đơn xin nghỉ việc. Những lúc khủng hoảng quá chị sẽ ngưng lại, thử thách quá khó sẽ làm ta mệt mỏi. Khi gặp những sếp trực tiếp hay người hướng dẫn thì chị thấy lại được đam mê, ý chí và nhiệt huyết. Lúc đó, ở lại hay ra đi chỉ là một quyết định. Đó là điểm đặc biệt, làm kiểm toán em sẽ được quan tâm từ đồng nghiệp, sếp trưởng phòng và cả sếp tổng nữa nhé!

– Các bạn trẻ nên gom góp “vốn liếng” gì để làm kiểm toán được ạ?

– Thực chất nếu có chuyên môn ngành sẽ là lợi thế vì hiểu rất nhanh, những gì mình sẽ làm. Nếu không có sẽ hơi có khó khăn, thậm chí là bỏ cuộc là không tránh khỏi.

Thời của chị chẳng có tích luỹ vốn liếng gì trước khi làm kiểm toán nhưng các bạn trẻ bây giờ năng động lắm, các bạn có thể học thêm trước các chứng chỉ CAT (Chứng chỉ kế toán quốc tế) hoặc ACCA để trang bị kiến thức. Thậm chí có bạn tự mua sách “kiểm toán” về nhà để đọc. Tất cả đều giúp chúng ta “đẹp hơn” trong mắt nhà tuyển dụng.

– Chị có gì nhắn gởi các sĩ tử sắp nộp hồ sơ thi Đại học muốn chọn nghề kiểm toán không? Và bí kíp để các bạn ấy thi đậu vào công ty kiểm toán hàng đầu thế giới?

– Học ở đâu không phải yếu tố quyết định mà quan trọng em học thế nào và em có tố chất để trở thành một kiểm toán viên hay không. Hiện nay, kiểm toán có thể xem là ngày thời thượng. Năm 2013, có 1.000 hồ sơ xin thực tập nhưng chỉ có 20 bạn được nhận.

Nếu em đủ tự tin mình có vốn ngoại ngữ, vững chắc về kiến thức kế toán, làm việc trong áp lực, chấp nhận cân bằng được cuộc sống, khả năng làm việc nhóm… và những tố chất khác thì đơn giản mà. Chúc các em may mắn!

Các bạn có thể học nghề kiểm toán ở:

  • Trường: Đại học kinh tế TP HCM – Khoa kế toán kiểm toán
  • Đại học Ngân hàng TP HCM – Khoa kế toán kiểm toán
  • Đại học kinh tế luật TP HCM – Khoa kế toán kiểm toán
  • Những trường khối kinh tế khác (ĐH Ngoại thương…) có đào tạo chuyên ngành kinh tế đều được nộp hồ sơ xin việc kiểm toán

Để làm được nghề này cần thêm chứng chỉ: CAT, ACCA, VN CPA…

Cơ hội nghề nghiệp: Nếu giỏi, bạn có thể làm việc ở một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới: Ernst&Young, KPMG, PwC và Deloitte. Đây là top 10 công ty ai cũng khao khát làm việc theo Tạp chí kinh tế toàn cầu Forbes.
Thu nhập của bạn sinh viên mới ra trường tầm 400-500USD/ tháng.

Theo iOne

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *