Nhà báo Binh Nguyên: 25 năm đi để là người của công chúng

Published by sieuquantri on

0 0
Read Time:4 Minute, 50 Second

Phản ánh và chỉ phản ánh sự thật…

Nhà báo mang trong mình sứ mạng cao cả là tái hiện lại sự thật một cách chân thật và sinh động nhất. Người làm mảng phóng sự, ký sự như anh lại càng phải để cao “tính thượng tôn sự kiện”. Để làm đúng nhiệm vụ ấy, anh đã đi nhiều để khám phá sự thật và dấn thân vào những hiểm nguy để có được sự thật. Câu chuyện của Nhà báo Binh Nguyên là cuộc tầm sư học đạo trên xe hơi, băng qua đường cao tốc sáu làn để lên Thiếu Lâm Tự, chấp nhận… ‘xuống tóc’ để được xâm nhập vào từng chân tơ kẽ tóc cái nôi võ thuật Trung Hoa mà ‘vạch’ ra sự thật qua ký sự dài kỳ nổi tiếng “Thiếu Lâm Tự – Huyền thoại và sự thật”. Những trải nghiệm của anh về hành trình bảy ngày băng rừng, vượt khó khăn, thử thách tìm đường lên đỉnh Phan-xi-păng hay cuộc sống trên độ cao 5000m trong loạt bài “Himalaya hành trình từ Đông sang Tây”… cũng đã kéo sự thật về phía độc giả gần hơn và trọn vẹn hơn. Anh tôn thờ những chuyến đi và vẫn tiếp tục chặng đường 25 năm đi để khám phá và phản ánh sự thật!

Hãy nhìn đa chiều mọi thứ…

Thể loại phóng sự – ký sự được xem là “khó ăn, khó nuốt” bởi làm thế nào để từ câu chuyện nhỏ nhặt, đôi khi được cho là vụn vặt trong đời sống hàng ngày có thể lôi cuốn người đọc và khơi dậy trong họ những suy ngẫm hoàn toàn phụ thuộc vào cách tiếp cận của người làm báo. Với anh, bất kể chuyện gì cũng có thể trở thành đề tài để khai thác. Mỗi người có cảm nhận và tầm quan sát riêng về mọi thứ. Người viết phóng sự, ký sự phải là người chọn cho mình một góc đứng phù hợp, nhìn tất cả mọi thứ qua một lăng kính riêng. Điều đó không có nghĩa là nhà báo là một kẻ giỏi tưởng tượng như người ta vẫn nói đùa với nhau là “nhà văn nói láo, nhà báo nói thêm”. “Hãy có cách nhìn thoáng hơn, lạ hơn, chủ động hơn để có thể nắm bắt thông tin đầy đủ và rõ nét hơn”. Cùng là một vấn đề về một con người, một số phận nhưng nếu xã hội hay những nhà báo khác có cái nhìn kỳ thị và chỉ trích họ thì Binh Nguyên lại tìm đến họ, khai thác họ ở những góc độ khác. Trên cái bình diện quan sát ấy, anh thấy họ – những người thuộc giới tính thứ ba trong tác phẩm “Người đi tìm bóng” lại đáng thương và cần được xã hội quan tâm, chia sẻ. Đồng thời, sự đa chiều trong cách nhìn nhận sự vật, hiện tượng đã mang lại cho những phóng sự, ký sự của anh tính nhân văn cao thượng, sâu sắc.

Với nhà báo Binh Nguyên, bất kể chuyện gì cũng có thể trở thành đề tài để khai thác

 

Luôn luôn chuẩn bị cho những chuyến đi…

Hơn hai năm ‘lan man’ trong nghề báo, từng luân chuyển qua nhiều mảng công tác khác nhau, Binh Nguyên đã tìm được bến dừng ở thể loại phóng sự – ký sự. Từ đây, anh gắn liền với những chuyến đi mà theo như cách anh gọi là “đi giang hồ”. Với anh, mỗi chuyến đi là một sự trải nghiệm để học hỏi và trưởng thành hơn. Anh kể “chuyến đi lên đỉnh Phan-xi-păng đã không mấy thành công, khi lên tới nơi thì đã không còn lương thực nữa…”. Cùng ngồi đánh giá lại chuyến đi, anh rút ra bài học ‘phải luôn có sự chuẩn bị, nghiên cứu thật kỹ’. Tích lũy bài học kinh nghiệm từ những thất bại, anh đã cùng các đồng nghiệp có một sự chuẩn bị chu đáo cho chuyến đi tìm “Người anh em nơi tận cùng của thế giới” (một tác phẩm ký sự truyền hình của báo Sài Gòn tiếp thị) để tiếp tục dấn thân và tìm hiểu về bộ lạc ăn thịt người tại Indonesia hay lên đến Đỉnh Sangrila-thiên đàng nơi hạ giới. Nhắn nhủ với các bạn trẻ, Binh Nguyên chia sẻ: “Đừng bao giờ đặt mục tiêu quá cao, đừng nghĩ cài gì mình cũng có thể vượt qua, trước hết hãy chuẩn bị thật kỹ cho những gì mình dự định làm”.

Các bạn trẻ chụp ảnh lưu niệm cùng nhà báo Binh Nguyên.

Tuổi trẻ và giữ lửa…

Binh Nguyên bén duyên với nghề báo bằng một sự tình cờ và may mắn. Nhưng để có thể theo nghề cho đến hôm nay và có nhiều cống hiến đến vậy là nhờ anh có ‘lửa’ của tuổi trẻ. Những ngày đầu làm việc tại báo Tuổi trẻ, anh đã bị cuốn vào cái guồng máy làm việc đam mê, nhiệt huyết nơi đây. Chính những người trẻ ấy- cũng như anh đã giữ lửa báo Tuổi trẻ- như đúng tên gọi của nó. Anh quan niệm “đừng quá quan tâm đến việc đi tìm người thầy tốt mà hãy tìm cho mình người truyền lửa, người thổi vào mỗi chúng ta bầu nhiệt huyết. Hãy sống và làm việc với tinh thần của tuổi trẻ!”

Hãy chuẩn bị tốt cho mỗi kế hoạch bạn đặt ra, hãy sống và làm việc với tinh thần của tuổi trẻ cũng chính là lời kết mà FTUNEWS xin gửi đến các bạn độc giả!

Tin:THU NGUYỆT
Ảnh: CLB Phóng viên trẻ (ĐH KHXH & NV TP.HCM)

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *