Tết và phong tục của người Việt Nam

Published by sieuquantri on

0 0
Read Time:2 Minute, 48 Second

Tống cựu nghinh tân:

Như cái tên của nó, đây chính là quan niệm xua đi hết cái cũ, cái không tốt trong một năm để đón cái mới, cái tốt đẹp vào cho năm mới.

Cuối năm, người ta sẽ quét dọn nhà cửa sạch sẽ, sửa sang bàn thờ, cùng hàng xóm vệ sinh đường ngõ, tắm giặt, mua sắm quần áo mới và mọi thứ thức ăn, vật dụng ngày tết. Ngoài việc dọn dẹp, sửa sang bên ngoài, các cụ còn dặn dò con cháu cố gắng quên đi những hiềm khích, xích mích với mọi người, tha thứ cho nhau và sau giao thừa phải luôn niềm nở, vui vẻ và chúc nhau những điều tốt lành để bắt đầu một năm may mắn.

Đưa Táo về trời:

Đây là phong tục được diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm. Tương truyền vào ngày này, Táo quân hay còn gọi là vua bếp sẽ cưỡi cá chép về trời để trình tấu cho Ngọc hoàng những điều xảy ra trong năm vừa qua của nhân gian.  Vì vậy, vào dịp này, người dân thường cúng tiễn Táo về trời bằng mâm cơm, áo mão bằng giấy, đôi hia và con cá chép thả trong chậu nước cho Táo cưỡi về trời, sau đó vào ngày 30 lại cúng để mời ông bà Táo về lại nhân gian.

Tục lệ này nhằm răn dạy con người dù có làm việc gì cũng bị tâu lên Ngọc hoàng nên phải giữ gìn đạo đức và sống tốt với những người xung quanh.

Hoa Tết:

Hai loại hoa thường được chưng vào ngày Tết là Mai ( miền Nam ) và Đào ( miền Bắc ).

Người miền Nam chọn Mai ngoài vì Mai thường nở rộ ở miền Nam mỗi dịp Tết về mà còn vì người dân ở đây đọc chữ Mai thành ‘’ may ‘’ trong may mắn. Mai còn là đại diện của mùa xuân trong tranh tứ quý ( mai, lan, cúc ,tùng ) và đại diện của người có tài đức, nhân cách cao thượng trong tứ quân tử ( mai, lan, cúc, trúc).

Còn với loại hoa ở miền Bắc, ngoài việc hợp khí hậu thì còn có 1 sự tích đặc sắc về nó. Tục  truyền rằng, ngày xưa có hai vị thần là Trà và Uất Luỹ sống trên 1 cây đào khổng lồ phía Đông núi Sóc Sơn. Ma quỷ rất sợ 2 vị thần này nên sợ luôn cả cây đào. Ngày Tết người ta bẻ Đào về chưng để xua trừ ma quỷ vì cuối năm 2 vị thần phải bay về trời.

Cúng giao thừa ngoài trời:

Giao thừa luôn là thời khắc thiêng liêng với mỗi gia đình. Các cụ xưa có quan niệm mỗi năm thiên đình lại thay một quan quân trông nom thiên hạ dưới hạ giới, mà giao thừa là lúc mà các quan quân chuyển đổi vị trí mới được phân công cho nhau. Những lúc ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả,…ra ngoài trời cúng, với lòng tiễn các quan quân cai quản mình năm cũ, đón các quan quân cai quản mình năm mới, mong các thần phù hộ cho mình một năm mới bình an và mọi sự tốt lành.

Kim Hà ( sưu tầm )

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *