Buổi tọa đàm bắt đầu bằng bản tham luận của anh Bùi Hữu Nhân với chủ đề: “Không nên trách giới trẻ khi để giới trẻ ở giữa quá nhiều xa lộ mà ko có bảng chỉ đường”.
Theo anh, giới trẻ hiện nay bị ảnh hưởng nhiều bởi báo mạng, mất đi văn hoá đọc – nghe – nhìn, báo in không còn phổ biến thậm chí cả với sinh viên báo chí và cho rằng việc đọc chỉ hiệu quả hơn khi kết hợp sách và báo. Anh cũng nói thêm về sự cuốn hút của truyền thông trong văn hoá giới trẻ: cách cung cấp thông tin của báo chí thế nào là phù hợp, và đánh giá rằng giới trẻ chỉ có một phần trách nhiệm khi lựa chọn cách nghe, xem, nhìn, đọc vì có quá nhiều những phương tiện truyền thông. Đồng thời, anh Hữu Nhân cũng nhấn mạnh rằng truyền thông chính là một phương tiện chủ lực khi đất nước lâm nguy.
Bản tham luận thứ 2 là của anh Nguyễn Minh Nhật, nguyên là giám đốc Nhà Xuất Bản Trẻ với chủ đề việc xuất bản sách của Nhà XB Trẻ với giới trẻ.Ở bản tham luận này, anh muốn cơi gợi ham mê đọc sách để giới trẻ sống tốt hơn, dễ dàng tiếp thu tinh hoa văn hoá dân tộc và đem đến cho giới trẻ nhiều hơn những nền văn hoá khác của thế giới. Tuy nhiên, anh cũng nhấn mạnh rằng cần có những nội dung cụ thể để phát triển những giá trị cơ bản của văn hoá truyền thống Việt Nam khác biệt để làm động lực phát triển cho xã hội. Anh cũng đặt ra một câu hỏi rất thiết thực về đặt hàng sách văn hoá, nhà nước sẽ làm gì để giúp đỡ cho sách văn hoá được phổ cập đến với giới trẻ hơn.
Bản tham luận cuối cùng trong buổi tọa đàm là của anh Lê Đình Triều, vốn là nhà báo Trưởng ban văn hoá chính trị báo Tuổi trẻ. Mong muốn của anh trong bản tham luận này là góp phần xây dựng một lớp thanh niên sống đẹp. Đồng thời, gửi gắm đến mọi người thông điệp: cái gốc của việc xây dựng văn hoá chính là thanh niên. Và đặt vấn đề về hình mẫu thích hợp trong việc xây dựng hình mẫu người thanh niên mới trong giai đoạn mới: người thanh niên của truyền thống kết hợp với người thanh niên của hội nhập như những thanh niên tiên tiến hay những người trẻ có tham vọng vượt khó,… Anh cho rằng, việc tìm kiếm dễ mà vẫn khó, nó lặng thầm giữa đời thường. Khi viết, phải viết thế nào để những hình mẫu lí tưởng sẽ lay động được người khác khi lượng người đọc đều đã thay đổi khá nhiều, nó đòi hỏi cao hơn cho từng bài báo.
Chính thức bước vào buổi tọa đàm, nhà văn Vũ Đức Sao Biển (Hoạ Bì) đã phát biểu rằng nên phát triển thêm về báo mạng, cách để mở rộng công nghệ thông tin và vai trò của truyền thông. Đồng thời, người làm báo cần phải có định hướng rõ ràng, chẳng hạn có tư duy chính trị rõ ràng, để đảm báo cho sự tiếp cận của các bạn trẻ thì nhà báo cần nhanh nhạy nhưng đúng đắn. Và cuối cùng, không nên chỉ đưa đến những tin nóng hổi mà đôi lúc cũng cần sống chậm lại một chút để đem đến những giá trị thiết thực hơn.
Các thành viên tham dự buổi tọa đàm cũng đã có những phát biểu và ý kiến đóng góp rất thiết thực về vấn để mà buổi tọa đàm đưa ra. Như những ý kiến: Nên số hoá những tác phẩm để có những sự kiện toàn hơn với cách tiếp cận của giới trẻ hôm nay với sách, nên phổ cập thêm sách đến cho các đoàn trường, vấn đề sách nước ngoài (tiểu thuyết Trung Quốc hiếm nhiều diện tích ở nhà sách hơn là văn học nước nhà),truyện tranh lấn át hay ý kiến về văn hóa đọc “sẽ tàn lụi hay kéo dãi mãi mãi”, v.v….
Kết thúc buổi tọa đàm, đồng chí Lâm Đình Thắng kiến nghị ban Tuyên giáo ngoài việc hỗ trợ bên Báo, Đoàn thì cũng nên ngăn chặn lại sự xâm nhập của các tờ báo tai hại, ngăn cản con đường phát triển của báo chính thống. Đồng thời, phối hợp chặc chẽ các đơn vị truyền thông và đầu tư, gia cố chỉ đạo nhiều hơn cho các đơn vị ấy, để sự tác động tới giới trẻ sẽ mạnh hơn, hiệu quả hơn. Và cuối cùng, anh chốt lại rằng: “Muốn lôi kéo, thu hút được sinh viên, giới trẻ thì trước hết hoạt động tổ chức Đoàn phải hấp dẫn”.
Lam Giang – Bảo Uyên