0 0
Read Time:4 Minute, 30 Second

Minh Nhật sống tại Tokyo (ngoài cùng bên trái) đã từng nghe nhiều chuyện về việc người Việt ăn cắp vặt trong siêu thị tại Nhật.

Từng nghe anh chị đi trước kể nhiều về chuyện người Việt sang Nhật ăn cắp vặt, bị bắt, bị trục suất về nước, tuy nhiên Vũ Bảo Lâm (20 tuổi, Tokyo) cho rằng “đó chỉ là con sâu làm rầu nồi canh thôi. Đâu cứ thấy biển ăn cắp viết bằng tiếng Việt là ám chỉ người Việt mình thế này, thế kia”. Theo Lâm, những biển báo song ngữ, biển cấm ăn cắp tại Nhật khá phổ biến. Ở những nơi công cộng người ta hay sử dụng biển bằng tiếng Nhật – Anh. Có lần Lâm vào khu phố người Hoa tại Tokyo cũng gặp biển cảnh báo phạm pháp viết bằng tiếng Trung và dịch sang tiếng Nhật nữa.

“Có thể khu vực đó nhiều người Việt sinh sống nên cảnh sát làm biển song ngữ để tất cả cùng hiểu rõ. Không thể chỉ nhìn tấm biển mà đánh giá vấn đề được”, Lâm tâm sự. Lâm không phủ nhận mình có chút bức xúc về biển cấm ăn cắp tiếng Việt.

Đồng tình với Lâm, Hoàng Quân ở Sendai cho rằng, có lẽ cảnh sát dùng song ngữ để giúp những người Việt không hiểu Nhật ngữ nắm được luật lệ và tránh vi phạm.

Cả Nhật, Lâm, Quân, Trọng Dũng (Tokyo International Japanese School) đều chia sẻ rằng, tại nơi họ học không có những biển cấm căn cắp như vậy. Người Việt Nam tại đây được tôn trọng, quý mến, nhất là các du học sinh chăm chỉ. “Người Nhật không biểu hiện thái độ thật ra mặt, nói chuyện lúc nào cũng khen và cổ vũ thôi. Đấy là văn hóa của họ. Ở Tokyo, bọn mình được đối xử công bằng và không bị kì thị gì hết”, Nguyễn Trọng Dũng cho biết.

alt

Vũ Bảo Lâm (20 tuổi, Tokyo) dù có chút khó chịu về tấm biển cấm bằng tiếng Việt kia nhưng cho rằng, tấm biển đó không đánh giá được cả cộng đồng. Các sinh viên ở Nhật vẫn luôn được tôn trọng, yêu quý.

Biết về thực trạng người Việt trộm đồ trong siêu thị Nhật nhiều nên Đỗ Ngọc Anh, đại học Kochi không bất ngờ khi cảnh sát tỉnh Saitama cho đăng biển cấm ăn cắp viết bằng tiếng Việt. Nam sinh này cũng chẳng lo lắng mình sẽ bị ảnh hưởng bởi tấm biển kia vì “Saitama cách rất xa nơi mình đang sống là Kochi và sinh viên ở đây không có thói quen đọc báo, xem thời sự nên ít người biết về nó. Nếu biết, mình cũng hiểu là mọi người xung quanh sẽ không kì thị mình vì tiếng xấu mà thường người lao động gây ra đấy”.

Học tập tại Matxcơva, Nga – thành phố nổi tiếng về nạn phân biệt chủng tộc đã gần 6 năm nhưng Mến Thương chưa từng thấy biển cấm ăn cắp bằng tiếng Việt. Khi biết sự việc này ở Nhật, bạn ấy cảm thấy buồn vì một số người đã làm mất hình ảnh của dân Việt tại đó. Tuy nhiên, theo Thương, người vi phạm chỉ là thiểu số và lời lẽ trong bảng chỉ mang tính cảnh báo chứ không mang tính phân biệt chủng tộc.

Tại Nga, dân Việt đều được khen là chăm chỉ, chịu khó. Đa phần sinh viên đều được thầy cô bạn bè quý mến. “Người Nga sống sẽ nhìn vào cá nhân để đánh giá và đối xử với bạn chứ không đánh đồng tất cả. Chính vì vậy dù người Việt ở đây bị tiếng xấu nhiều do ăn cắp nọ kia thì sinh viên chúng mình cũng không bị ảnh hưởng nhiều”, Thương nói.

Đang du học Singapore, khi biết về biển cấm ăn cắp bằng tiếng Việt, Thanh Bình cảm thấy khá xấu hổ. Bình kể rằng, những người Việt cũng “không làm vừa mắt dân bản địa” tại quốc đảo sạch sẽ này bởi thói quen xấu như: vượt đèn đỏ, xả rác bừa bãi… như khi sống tại Việt Nam. Tuy nhiên, con số đó là ít. Một năm sống tại Sing, cậu chưa nghe về điều tiếng gì của người Việt tại đây.

alt

Minh, du học sinh tại Virginia chưa bao giờ nghe thấy điều tiếng gì về người Việt tại nơi mình sống.

“Biển cấm này phản ánh thực trạng của nhiều người Việt tại nước ngoài, ý thức còn thấp. Do hoàn cảnh sống mà họ hay trộm cắp vặt, nhiều người Việt sang xuất khẩu lao động hay du lịch nhưng vẫn không làm quen với văn minh ở nước ngoài mà khạc nhổ, xả rác, lớn tiếng nơi công cộng… Tuy nhiên, 3 năm sống ở Virginia, mình thấy chưa nghe về điều tiếng của dân Việt tại đây. Người Việt định cư ở bang này khá nhiều và tạo thành một cộng đồng ở phía bắc. Họ hầu hết đã thích nghi được với luật pháp, văn hoá Mỹ”, Minh (du học Virginia, Mỹ) khẳng định.

Nhiều bạn du học tại Pháp, Anh đều chia sẻ rằng, sinh viên Việt được tôn trọng, quý mến và được khen là chăm chỉ.

Trang Chóe

(Nguồn: ione.vnexpress.net)



Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *