Thành công: Android
Hệ điều hành Android của Google có khởi đầu khá chậm chạp: Ra mắt vào cuối năm 2008 trên điện thoại T-Mobile G1 của HTC. Sáu tháng sau, HTC Magic là chiếc điện thoại Android duy nhất trên thị trường. Điều này khiến chuyên gia phân tích di động Sascha Segan của PCMag lo ngại liệu có phải Android đã thất bại. Nhưng tình hình đã dần trở nên sáng sủa khi Motorola cam kết chỉ sản xuất smartphone Android, và thu được thành công với dòng sản phẩm điện thoại Droid. Hiện tại, mỗi ngày các nhà mạng kích hoạt ít nhất 500.000 điện thoại Android, và theo dữ liệu của hãng nghiên cứu Nielsen, 43% người Mỹ sử dụng smartphone có một thiết bị Android.
Thành công: Gmail
Gmail được giới thiệu vào năm 2004. Giống với Google+, Google khởi động dịch vụ email miễn phí theo hình thức mời người dùng thử nghiệm. Vào thời điểm đó, rất nhiều người mong mỏi được dùng thử giao diện email chia lớp và có dung lượng lưu trữ khổng lồ này.
Những năm vừa qua có không ít tranh cãi về việc liệu Google có đọc email của người dùng để thu thập thông tin phục vụ quảng cáo hay không. Tuy nhiên, Gmail vẫn dành vị trí dẫn đầu trong số các dịch vụ email trên nền web miễn phí, Google cũng tích hợp một loạt các sản phẩm khác của hãng vào Gmail như dịch vụ chat, Google Voice, và truy cập ngoại tuyến.
Thành công: Tìm kiếm
Google có không ít sản phẩm được người dùng tôn vinh, nhưng lĩnh vực khiến Google nổi tiếng nhất chính là công cụ tìm kiếm. Google đã thống trị bảng xếp hạng công cụ tìm kiếm trong nhiều năm. Theo số liệu của hãng theo dõi môi trường Internet và truyền thông số hàng đầu thế giới comScore, Google chiếm 65% thị trường tìm kiếm vào tháng 08/2011.
Người ta không ngạc nhiên khi gần đây cả Liên minh châu Âu và Ủy ban Thương mại liên bang đều tiến hành điều tra về hoạt động kinh doanh của Google, rằng liệu Google có thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay đơn giản họ thành công vì đưa ra giải pháp tốt nhất cho người dùng.
Mới đây, Chủ tịch Google Eric Schmidt đã lên tiếng phản đối những lời buộc tội Google “xào” kết quả tìm kiếm để đưa các dịch vụ khác của mình trở nên nổi bật hơn.
Thành công: Chrome
Năm 2008, Google tham gia cuộc chiến trình duyệt với trình duyệt nguồn mở Chrome. Google quảng bác các tab (thẻ) tách rời được thiết kế để ngăn sự cố quá tải và hứa sẽ cải thiện tốc độ cũng như khả năng phản ứng so với các đối thủ Firefox của Mozilla và Internet Explorer của Microsoft.
Mặc dù IE vẫn chiếm ưu thế, gần đây Chrome đã đón sinh nhật lần thứ 3 với 15,51% thị trường trình duyệt toàn cầu. Chrome cũng có chu kì phát hành nhanh (và tự động) mà Firefox áp dụng. Ngoài ra, có thông tin cho rằng Google đang chuẩn bị một phiên bản Chrome cho hệ điều hành Android.
Thất bại: Google TV
Với ngày càng nhiều thiết bị có kết nối Internet, không hề khó hiểu khi Google cuối cùng cũng bước vào lĩnh vực TV. Tuy nhiên, khách hàng dường như vẫn chưa sẵn sàng để vừa lướt web vừa xem một bộ phim hấp dẫn. Google công bố Google TV vào tháng 05/2010, hợp tác cùng Sony, Intel, và Logitech. Sau một bản thử nghiệm mờ nhạt, dường như sản phẩm này chưa bao giờ tạo được sự hấp dẫn đối với khách hàng. Mới đây. Logitech đã phải giảm giá bộ giải mã Set-Top-Box (STB) Revue dành cho Google TV xuống còn 99 USD (với giá khi ra mắt là 299 USD).
Thất bại: Google Wave
Một trong những bước chân đầu tiên mà Google đặt vào lĩnh vực mạng xã hội chính là Google Wave. Màn giới thiệu Wave của Google khá khoa trương tại hội nghị GoogleI/O của công ty năm 2009. Đây được coi là một trong những tham vọng lớn nhất của Google khi muốn “gom” rất nhiều tiện ích chỉ vào một dịch vụ: từ chia sẻ hình ảnh, âm nhạc, khả năng cộng tác theo thời gian thực cho tới khả năng kết nối mạng xã hội. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những thật bại nhanh chóng và lớn nhất của Google. Wave không dành được nhiều sự ủng hộ từ phía người dùng và sớm “chết yểu”.
Thất bại: Google Buzz
Theo các nhà phân tích xã hội, Google Buzz xứng đáng là “thất bại lớn nhất” của làng công nghệ năm 2010. Google giới thiệu Buzz vào tháng 02/2011. Đây là một tính năng bổ sung vào Gmail, tạo ra một mạng xã hội lớn bên dưới Gmail: tự động kết nối người dùng vói những người thường xuyên liên lạc hay gửi thư từ, cho phép chia sẻ và theo dõi các nội dung phong phú như tranh ảnh, video, các đường link. Tuy nhiên, Ngay sau khi ra mắt, Buzz đã bị chỉ trích nặng nề vì tự động đăng tải danh sách liên lạc của người dùng Gmail lên trang profile của mạng xã hội, khiến Google phải đứng ra giải quyết với cái giá 8,5 triệu USD. Sau các khiếu nại về Buzz, Google còn bị Ủy ban Thương mại Mỹ (FTC) tuyên bố giám sát về bảo mật trong vòng 20 năm tiếp theo vì đã vi phạm “”lời hứa bảo vệ quyền riêng tư” của khách hàng.
Thất bại: Google Phone
Đã có quá nhiều lời đồn đại phô trương về việc Google tự sản xuất smarphone riêng. Tuy nhiên, smartphone của Google khiến người dùng háo hức và tò mò bao nhiều thì đến khi ra mắt lại gây thất vọng bấy nhiêu.
Theo Marketing Chiến lược