PHÚT TAN CHẬM CỦA MỘT THẾ HỆ PHONG TỎA

PHÚT TAN CHẬM CỦA MỘT THẾ HỆ PHONG TỎA

Published by Ngô Khôi on

5 0
Read Time:5 Minute, 46 Second

(FTUNEWS) – Ngót nghét đã hai năm trôi qua kể từ khi Covid-19 xuất hiện. Hai năm, 731 ngày, đánh dấu sự xuất hiện của vô số “lần đầu tiên”: lần đầu tiên phải tự giam mình trong nhà mấy tháng liền, lần đầu tiên phải xếp hàng mua bó rau lên đến cả trăm nghìn nhưng không tới lượt, lần đầu tiên ở trong trạng thái chênh vênh lâu đến thế. Và lần đầu tiên, có một thế hệ “phong tỏa” ra đời.

 

Truyền thông – thiên thần hộ mệnh hay những “bóng ma” gặm nhấm?

FTU’S DAY 2021 – 61 Năm, 3 Ngày, 1 Ngoại thương

Chào em, K60!

 

Làn sóng Covid lần thứ 4 bùng nổ, chứng kiến toàn cảnh thế giới ốm phát thương!

Hàng loạt cuộc chạy đua vaccine diễn ra nhưng vẫn chưa thắng nổi cái tàn khốc mà đại dịch mang lại. Cuốn theo cùng căn bệnh dai dẳng chưa thấy ngày hồi phục, người trẻ cũng ốm theo tự bao giờ. Họ đã, đang và dự đoán sẽ tiếp tục gồng mình trong cái “ốm” bền bỉ ấy. Lâu khỏe quá. Họ, những người trẻ đã từng tự do như cánh chim vẫy vùng giữa bầu trời thênh thang, vậy mà giờ đây lặng mình bị động trong chiếc lồng kín: bốn bức tường sơn. Trạng thái “vô công rỗi nghề” như chiếc bóng đè nặng, đang ngày ngày gặm nhấm, biến họ thành những đứa trẻ to xác lúc nào chẳng hay. Vô định trước những ngày tháng không công việc, không đích đến, càng xót xa hơn cho một thế hệ tốt nghiệp giữa lòng đại dịch. Họ không chỉ cạnh tranh với những sinh viên tốt nghiệp cùng lứa, mà còn cả lứa sau và một lượng lớn lao động đang thất nghiệp do dịch bệnh kéo dài.

Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), giới trẻ vốn đã phải đối mặt với thách thức trên thị trường lao động, và tình hình này trở nên dần tồi tệ hơn khi cuộc khủng hoảng COVID-19 ập đến. Tỷ lệ người trẻ có việc làm giảm 8,7%, cao hơn nhiều mức giảm 3,7% ở người trưởng thành. Xét riêng tại Việt Nam, giới trẻ được dự đoán sẽ chứng kiến sự biến mất của 370.000 việc làm nếu dịch bệnh không sớm được kiểm soát. Chưa dừng lại ở đó, con số này có thể lên tới 548.000 việc làm trong trường hợp xấu hơn.

Với tâm lý luôn sẵn sàng “bật lửa” trong thời kỳ hội nhập, liệu niềm tin vào bản thân sẽ đi về đâu khi người trẻ phải tạm gác tấm bằng Đại học qua một bên? Cô Trisha Nicole Miayo đến từ tỉnh Laguna – Philippines là một sinh viên tốt nghiệp ngành nấu nướng năm 2019, đang bắt đầu với công việc phụ mẹ bán tạp hóa, chia sẻ: “Tính đến năm 2022 thì tôi đã có 2 năm không làm nghề đầu bếp. Chưa khi nào tôi cảm thấy tấm bằng và kỹ năng của mình trở nên vô dụng đến thế”. Đáng nói hơn, nỗi lo này đến từ những cá nhân đã chấp nhận từ bỏ giấc mơ của mình mà lấy ngắn nuôi dài, khi họ vẫn chưa thực sự hoàn toàn rơi vào trạng thái thất nghiệp.

Buồn thật, một thế hệ phong tỏa ra đời, từ đó.

Ở một góc nhìn khác, có lẽ được bình an cho tới thời điểm này đã là một đặc ân. Hai năm trôi qua, biết bao sinh mệnh đã mãi mãi ở lại với năm tháng. Suy cho cùng, “sinh ly tử biệt” mới là điều đau khổ nhất, tất thảy còn lại, đều có thể vượt qua.

Trong quãng thời gian “khác thường” đó, những người trẻ bỗng tìm thấy một cuộc sống “bình thường” đến lạ. Quan tâm đến sức khỏe hơn, chăm xem thời sự hơn, và có nhiều thời gian hơn cho bản thân là những điều ta từng mong ước có được trong những tháng ngày bận rộn trước đây. Đôi khi để mọi thứ tan chậm, cũng là một liều thuốc chữa lành, phải không?

Với người trẻ, sự lạc quan trong bi kịch chính là sản phẩm của mọi hy vọng về tương lai phía trước. Dẫu biết rằng Covid đã “lây” trong cả giấc mơ, nhưng với cái nhiệt chưa bao giờ “nguội” của người trẻ, họ làm được nhiều hơn từ khoảng thời gian giãn cách. Hạnh phúc không thể đuổi bắt, hạnh phúc phải được tự sinh ra. Khi chúng ta không thể thay đổi hoàn cảnh, hãy thay đổi thái độ để thích nghi với hoàn cảnh đó. Và với người trẻ, ta biết rằng thời gian không tiến lên một mình.

Thời gian không tiến lên một mình, vì vẫn có những nhà quán quân trẻ hân hoan trên khắp nẻo thi thố, dù là trực tuyến.
Thời gian không tiến lên một mình, vì vẫn có những chứng chỉ “vàng” nối tiếp nhau được chinh phục, dù là trực tuyến.
Và thời gian không tiến lên một mình, vì người trẻ vẫn miệt mài nâng cấp bản thân, không chịu chôn chân trong vùng trũng dịch bệnh.

Lịch sử vẫn luôn nhắc nhở chúng ta về “cú đánh kép” của Thế Chiến thứ I và đại dịch cúm Tây Ban Nha như một “lưỡi hái tử thần” giết chết bao con người vô tội. Nhưng vén màn sau thảm kịch từ thập niên 1920 là cuộc “bùng nổ tuổi đôi mươi”, tạo nên vô vàn những thăng hoa mạnh mẽ cho thế giới. Một thế kỷ sau, chúng ta lại phải đối mặt với kịch bản trái chiều không ngờ tới từ virus Corona và hàng loạt biến chủng. Vậy thì liệu rằng, chúng ta có quyền mơ về một giấc mơ ngàn sao rực rỡ cho nhân loại lần nữa hay không? Một trăm năm đánh dấu vô số sự đổi dời, có chăng con người ở hai thời đại, hai thế kỷ khác nhau sẽ cùng vẽ nên một bức tranh tương tự?

Đến giờ, chưa một ai dám khẳng định bất kỳ kịch bản nào cho tương lai. Hậu Covid, hy vọng rằng mọi thứ sẽ ổn để cùng thực hiện một “giấc mơ chung”, và cả những “giấc mơ riêng” mà lớp trẻ hằng nuôi dưỡng. Thương. Họ suy cho cùng cũng là đang bắt đầu tập làm người lớn, nên những biến chuyển từ cuộc sống và xã hội vô tình là ngọn núi cao, cản trở những bước đi khao khát in dấu cho đời. Mạnh mẽ lên nhé, đi qua những ngày mưa bão của cuộc đời, nhất định chúng ta sẽ tìm thấy bản thân trong ngày nắng đẹp đẽ nhất!

Bài viết: Chúc Vi

Thiết kế: Phương Như

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %
Categories: Phóng sự

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *