TRUYỀN THÔNG – THIÊN THẦN HỘ MỆNH HAY NHỮNG “BÓNG MA” GẶM NHẤM?

TRUYỀN THÔNG – THIÊN THẦN HỘ MỆNH HAY NHỮNG “BÓNG MA” GẶM NHẤM?

Published by ftunews.ftu2 on

2 0
Read Time:7 Minute, 0 Second

(FTUNEWS) – Như con thiêu thân lao đầu vào lửa, con người luôn tìm đến truyền thông dù biết rõ những hiểm nguy rình rập. Đơn giản đó đã là một “bản năng” mà họ không thể khước từ…

 

FTU’S DAY 2021 – 61 Năm, 3 Ngày, 1 Ngoại thương

Chào em, K60!

Mình gọi chuyến đi này là “hành trình cá hồi ngược dòng”

 

Thiên thần được cho là đã tồn tại để bảo hộ Trái Đất ngay từ khi vừa mới hình thành, và truyền thông cũng có một sứ mệnh tương tự. Nó xuất hiện từ thế kỷ XV khi Gutenberg phát minh ra máy in? Hay là vào năm 220 khi in khắc gỗ xuất hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc? Hay thậm chí là trước đó nữa? Không ai biết, và không một ai cần biết. Điều cần chú tâm nhất, sau cùng, chính là những hiệu quả mà nó mang lại. Không ngoa khi nói truyền thông đã trở thành một thiên thần hộ mệnh mạnh mẽ, là thứ “vũ khí” canh gác cho con người, mà thật ra, là “thương hiệu” con người.

Trong xã hội hiện đại, truyền thông có vai trò ngày càng hệ trọng, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống. Khi quyền bầu cử dân chủ được nhấn mạnh, truyền thông luôn là con át chủ bài của mọi ứng viên. Cá nhân có được sự ủng hộ của truyền thông, coi như đã đi trước đối thủ cả trăm bước. Sức mạnh đó càng phát huy trong lĩnh vực giải trí. Sự xuất hiện và gia tăng của các “hiện tượng mạng” nhờ sự ra đời của mạng xã hội, là bằng chứng không thể chối cãi.

Hiệu quả truyền thông mang lại cho cá nhân đã quá lớn, nhưng vẫn chưa là gì khi so với tác động của nó đến tập thể. Halo Top Creamery, một hãng kem ít calo xuất hiện từ năm 2012, đã may mắn được hưởng quyền lợi đó. Năm 2017, nhờ các chiến lược truyền thông thông minh với chi phí thấp, cùng video quảng bá “Eat the Ice Cream” đầy sáng tạo khi khéo léo lồng ghép “dark humour”, Halo Top đã phóng thẳng lên vị trí dẫn đầu về doanh thu kem hộp ở thị trường Mỹ.

Đến đây, có một câu hỏi rất lớn, mà hẳn ai cũng phải thắc mắc: “Vậy bây giờ Halo Top đang ở đâu?”. Chiến dịch truyền thông năm nào, dù mang lại lợi nhuận bùng nổ tức thời, nhưng cũng không tránh khỏi việc để lại hậu quả về lâu dài. Một bức tường đã vô tình được dựng lên, và những chiến dịch sau đã không thể vượt qua “rào cản” đó. Đây chỉ là một trong vô số vấn đề lớn, một trong các khiếm khuyết đáng ngại của vị thần ”hộ mệnh”. Không may thay, thần hộ mệnh cũng có lúc sảy chân, và Lucifer có lẽ sẽ là minh chứng hoàn hảo, cho ta thấy sự sa ngã của một thiên thần có thể nguy hiểm tới mức nào.

Khi đã bắt đầu nhen nhóm rủi ro, truyền thông không còn là vị thần hộ mệnh luôn túc trực, mà dần chuyển mình thành những “bóng ma” đeo bám. Hiển nhiên là, hiểm họa lớn nhất tồn tại ở ngành phát triển rộng rãi nhất: truyền thông báo chí. Đây là hình thức truyền đạt thông tin đến công chúng bằng câu từ, hình ảnh, được hậu thuẫn bởi những “gã khổng lồ” Facebook, Instagram, và gần đây có thêm cả TikTok. Từ khi xuất hiện, chúng đã giăng một mạng lưới bao phủ cả thế giới, chằng chịt chẳng kém mạch máu ở người. Một mẩu tin mới xuất hiện sẽ “chảy” đến mọi ngóc ngách với một tốc độ chóng mặt. Sẽ chẳng vấn đề gì, nếu không có thứ độc tố mang tên “áp lực dư luận”. Chính vì thứ độc ngày một tích tụ này, hệ thống của những “gã khổng lồ” đã vô tình tạo ra một “danh sách đen”. Từ diễn viên, ca sĩ, người nổi tiếng, hay một nhân viên bình thường vô ý phạm sai lầm, đến cả những học sinh, sinh viên chỉ vừa đặt chân vào đời, không ai có thể an toàn trước “áp lực dư luận”. Trớ trêu thay, một khi tên của họ bị lưu lại trong“danh sách” ấy, họ có thể sẽ phải đối mặt với việc cam chịu, mất đi niềm vui, thậm chí cả mạng sống, mà chẳng mảy may hay biết mặt mũi của những kẻ tội đồ.

Cái bóng của truyền thông ngày càng trải rộng, chi phối từ cá nhân cho đến tập thể, thậm chí nắm được cả chính quyền. Trong vài trường hợp, chỉ cần tác động đến đúng cá nhân đủ quyền lực, bộ máy sẽ ngay lập tức bị chao đảo. Black Mirror, một series phim từ Netflix, chắc hẳn đã truyền tải phần nào được điều đó. Ngay từ tập đầu tiên, phim đã khắc họa một kẻ điên lên kế hoạch tỉ mỉ để bắt cóc công chúa, đưa ra một yêu cầu đầy bệnh hoạn cho vị Thủ tướng, gây sức ép đến các phương tiện đại chúng, và đã thành công. Một kẻ điên, nhưng hiểu rõ sức mạnh của truyền thông và sức ép công chúng, muốn chứng tỏ quan điểm với cả thế giới. Đây có thể là một ví dụ hơi quá mức, nhưng trọng tâm đã được truyền tải rõ ràng nhất, rõ đến mức ám ảnh và khiến người ta phải suy ngẫm.

Nhìn về mặt tích cực, không thể phủ nhận những tia sáng mà truyền thông đã rọi xuống thế giới. In ấn ra đời đã mở ra kỷ nguyên mới của nhân loại. Gutenberg đã đặt nền móng cho “tòa thành” vĩ đại của ngành công nghiệp in, và những Friedrich Koenig và Chester Carlson đã hoàn thiện nó với các cột chống vững chắc và mái vòm uy nga, đồ sộ. Con người giờ chỉ cần đặt chân vào đó, guồng quay của truyền thông sẽ tự động đảm đương mọi việc.

Cứ như vậy, thế giới đổi thay. Dần dần, những chuyển biến mới mẻ đã to lớn đến mức “tòa thành” vững chãi kia cũng phải chao đảo trước sự hình thành của thế giới công nghệ. Nếu in ấn là một lưỡi dao, thì mạng xã hội chính là thanh Excalibur của truyền thông. Lưỡi kiếm này đã chém phăng những rào cản vùng miền, ngôn ngữ, mở rộng thêm quy mô vốn đã khổng lồ của mạng lưới truyền thông. Giờ đây, nó không chỉ kết nối thế giới, mà còn thắt chặt quan hệ giữa người với người.

Nhiều thế kỷ đã trôi qua, truyền thông đã bùng nổ đến một mức độ khó tưởng tượng nổi. Cách đây chỉ chừng 100 năm thôi, chẳng ai biết “mạng xã hội” là gì. Vậy mà giờ đây, cụm từ này đã nên hình thành dạng. Sẽ chẳng ai biết được, rồi truyền thông sẽ phát triển đến mức nào. Dù thế, bản chất của nó sẽ không bao giờ thay đổi: mang trong mình sứ mệnh lớn lao, mà cũng tiềm tàng những hiểm họa không nhỏ. Tuy vậy, khi con người có nhận thức đúng đắn, mọi “bóng ma” sẽ dần lu mờ. Những ảnh hưởng tiêu cực ấy sẽ không chấm dứt, nhưng luôn được để mắt và hạn chế tối đa. Làm được điều đó, truyền thông tương lai sẽ luôn như tia mặt trời độc nhất vô nhị: đủ khả năng chạm tới từng ngóc ngách còn tăm tối, dù mang trong mình những tia UV tiềm ẩn độc hại, nhưng “dưỡng chất” thì mãi đong đầy.

Suy cho cùng, truyền thông cũng như “Thần lực”, có mặt tối và cả mặt sáng. Trong cuộc “Thánh chiến” giữa Michael và Lucifer giới truyền thông, những con người không sợ hãi, luôn hết lòng hướng đến truyền thông chân chính sẽ là đại diện cho Thiên thần. Họ chính là “niềm hy vọng mới” cho sự phát triển của nhân loại, cũng như sự lớn mạnh của xã hội trong tương lai.

Bài viết: Quang Phú

Thiết kế: Thanh Kỳ

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *