0 0
Read Time:3 Minute, 19 Second

 

 

Tò mò với “cà phê kịch” độc đáo


Mặc dù đến 21h, quán mới bắt đầu công diễn vở kịch Ngao sò ốc hến nhưng tầm 19h30, khách đã chật kín. Họ ngồi bệt xuống sàn, trò chuyện vui vẻ bên những chiếc bàn gỗ mộc mạc của quán cà phê 57A, đường Tú Xương, quận 3, TPHCM trước khi thưởng thức một vở kịch. Khách đến đây chủ yếu là người trẻ, thích thưởng thức cà phê và tò mò về loại hình nghệ thuật này.



Vừa theo dõi vở kịch đang công diễn, bạn Quang Hữu, quận 1 tâm sự: “Lúc đầu đến đây vì mình tò mò về loại hình kinh doanh này, nhưng khi xem vở kịch Ngao sò ốc hến mình mới thấy kịch cũng thú vị, không khô khan và nhàm chán như mình từng nghĩ”.

Vốn dĩ là nguời đam mê kịch nên khi biết có loại hình này, Ngọc, quận Tân Bình hào hứng: “Mỗi lần đến đây mình thấy vui vì vừa thưởng thức thứ mình thích, vừa bất ngờ khi xem khả năng diễn xuất chuyên nghiệp của các diễn viên. Đây cũng là “điểm mạnh” mà loại hình cà phê kịch đem lại”.

Các bạn trẻ thường cảm thấy thoải mái khi vừa xem kịch, vừa nhâm nhi ly cà phê và quây quần bên bạn bè trong không gian ấm áp.

Nhân, một bạn trẻ nói: “Cà phê kịch là cầu nối cho các thành viên trong nhóm sau một thời gian xa cách. Mình và các bạn mới ra trường, ai cũng bận rộn với công việc nên bỗng dưng “quên” nhau. Nhờ cô bạn trong nhóm giới thiệu nên khi có thời gian rảnh là cả nhóm đến quán cà phê Bệt họp mặt, tán gẫu chờ xem kịch”.


Tạo thêm “hồn” cho kịch


Sân khấu thiết kế không cầu kỳ, không gian diễn xuất của các diễn viên tuơng đối nhỏ hẹp, nhưng những phân cảnh, bối cảnh đuợc hoán đổi tự nhiên, hợp lý. Thi thoảng, nguời diễn phải mượn tạm khuôn viên ngồi của khán giả để hoàn thành những phân cảnh của mình. Điều đó đã tạo nên không gian gần gũi giữa khán giả và diễn viên.

Người xem có thể thấy rõ những cảm xúc, tính cách của từng nhân vật trong mỗi vở diễn. Những tiếng thở dài hay tiếng cười của các bạn trẻ chứng tỏ họ đang hòa mình cùng nhân vật và tạo thêm cái “hồn” cho vở kịch đang xem.

Các nhân vật đã hóa thân vào các vở kịch không phải là diễn viên của những sân khấu lớn, nhưng với khán giả ở đây, họ là “sao”. Điều dễ dàng nhận thấy ở các diễn viên là họ khơi dậy niềm đam mê của khán giả bằng sự nhiệt huyết và lòng yêu nghề thực thụ. Những ai là khách quen của quán chắc sẽ quen thuộc với nhiều cái tên như: Thế Sơn, Tuyết Mai, Quốc Thịnh, Lương Duyên…

Không hoàn toàn vì mục đích kinh doanh, hai nghệ sĩ trẻ Đỗ Thanh Lâm và Nguyễn Thiên Kim, chủ nhân của quán bằng lòng yêu nghề đã nuôi dưỡng ý tuởng mang kịch tiếp cận đến khán giả.



Họ đều là những người còn rất trẻ. Mỗi người cũng có số phận, hoàn cảnh riêng nhưng cùng có một điểm chung là yêu kịch, sống hết mình với kịch và mong kịch đến thật gần với giới trẻ. Họ muốn góp phần để kịch sống lâu và “thấm” vào người xem. Vì khi kịch sống thì họ có thể cống hiến niềm đam mê và cái nghiệp của mình một cách trọn vẹn.

Hiện nay, loại hình cà phê kịch đang ngày càng nhân rộng. Ngoài quán cà phê Bệt thì quán Lít Café số 3/13, đường Thích Quảng Ðức, quận Phú Nhuận cũng tạo ra “hiệu ứng” tích cực.

Theo Zing.vn

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *