0 0
Read Time:2 Minute, 49 Second

Những điều nên làm

  • Viếng mộ: Đây là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ rất lâu đời. Con cháu thể hiện tấm lòng “Uống nước nhớ nguồn” của mình.
  • Thăm ông bà: Dịp tết thường là dịp con cháu tề tựu đông đủ để cùng thăm ông bà người thân, đó cũng là phát huy truyền thống luôn hướng về cội nguồn của dân tộc ta.
  • Mồng 1 Tết cha, mồng 2 Tết mẹ, mồng 3 Tết  thầy: Những ngày này, con cái sẽ chúc tết hoặc làm cơm cúng để tỏ lòng thành kính biết ơn với bậc sinh thành, nuôi dạy.
  • Mừng tuổi / Lì xì: người lớn thường tặng trẻ em tiền bỏ trong một bao giấy đỏ, hay “hồng bao”, gọi là “lì xì” với những lời chúc mừng ăn no, chóng lớn. Theo cổ tích Trung Quốc thì trong “hồng bao” có 8 đồng tiền (là Bát Tiên hóa thân) được đặt dưới gối đứa trẻ để xua đuổi quỷ đến quấy nhiễu. Tiền mừng tuổi nhận được trong ngày Tết gọi là “Tiền mở hàng”. Xưa còn có lệ cho tiền phong bao với số tiền lẻ (chứ không phải là tiền chẵn), ngụ ý tiền này sẽ sinh sôi nảy nở thêm nhiều

Những điều kiêng kỵ

  • Không ra khỏi nhà vào ngày mùng 1 Tết : vì đây là ngày quan trọng nhất trong 3 ngày Tân niên, nếu lỡ như mạng mình không hợp với chủ nhà thì sẽ xông đất mang lại vận xui cả năm cho họ.
  • Kiêng quét nhà: Dân gian ta vẫn thường kể nhau nghe sự tích về cây chổi, vì một người phụ bếp trên trời tham ăn nên bị phạt biến thành cây chổi để ăn rác rưởi. Nhưng thương tình, Ngọc nhoàng cho phép chổi được nghỉ ngơi trong 3 ngày Tết. Từ đó thành lập nên phong tục không quét nhà trong 3 ngày Tết vì sợ sẽ quét hết vận đỏ đi.
  • Kiêng đổ rác: Tục kiêng đổ rác xuất phát từ câu chuyện trong Sưu thần ký. Chuyện kể rằng, có một người lái buôn đi qua hồ Thanh Thảo được Thủy thần tặng nàng hầu tên là Như Nguyệt. Ông trở nên giàu có, tiền bạc đầy nhà.Năm ấy, vào ngày mồng Một Tết, Như Nguyệt mắc lỗi nhỏ, bị ông chủ đánh đập nên biến vào đống rác. Người lái buôn không biết, mang rác đổ đi. Từ đấy, ông lại nghèo như xưa.
  • Kiêng cho lửa và nước ngày Tết: Ngày mùng Một Tết người ta rất kỵ người khác đến xin lửa hoặc nước nhà mình, vì quan niệm lửa là đỏ là may mắ, nước được ví như nguồn tài lộc của nhà.
  • Ở miền Nam, ngày Tết có lệ ai đến nhà, bất kể giờ giấc nào, gia chủ cũng dọn cỗ, mời uống rượu, ăn bánh. Khách không được từ chối bữa ăn, dù no cũng phải nhấm nháp chút ít. Đi đâu xa cũng phải về nhà trước giờ Giao thừa. Ai không về kịp xem như cả năm sau người ấy phải bôn ba vì công việc làm ăn. Sau khi quét dọn phải cất hết chổi. Nếu trong ngày Tết để mất chổi nghĩa là năm đó gia đình sẽ bị trộm vét sạch của.

Bảo Uyên (Tổng hợp)

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *