Đó là nhà văn Nguyễn Khải, GS Trần Hữu Dũng, nhà sử học Nguyễn Đình Đầu, nhà báo Kim Hạnh, bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng, GS – tác giả Larry Berman, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh, nhà văn Nguyễn Quang Sáng, thi sĩ Hoàng Cầm…
Tò mò và chân thành là hai yếu tố quan trọng có tác dụng bổ sung nhau trong tố chất của một nhà báo sống với nghề phỏng vấn. Và điều đáng quý còn lại là tác giả đã chọn những nhân vật có nhiều câu chuyện thú vị để trò chuyện, gợi mở nhiều thông tin đáng giá. Đây là khâu quyết định để những bài báo phỏng vấn có sức sống lâu hơn trang báo thời sự.
Lý do: chính sự tò mò chân thành, khát khao được học hỏi và biết mê say các ý tưởng của người khác giúp bà tiếp cận sát sao nhất với nhân vật của mình, dù người đó là bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng hay tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn, là nhà văn Nguyễn Khải hay giáo sư Trần Hữu Dũng, nhà báo Kim Hạnh hay giáo sư Mỹ Larry Berman, thi sĩ Hoàng Cầm hay nữ doanh nhân Mai Kiều Liên…
Độc giả sau khi đọc xong cuốn sách có thể kiểm chứng nhận xét của nhà báo Trần Ngọc Châu: phỏng vấn của bà Ngọc Hải có chất “nhân cảm”.
BỘI KHUYÊN (tổng hợp)